Thiếu Omega 3 và những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ

05/11/2022

Ngay từ 1 ngày tuổi, trẻ cần được bổ sung Omega 3 – đó là khuyến nghị của nhiều chuyên gia dinh dưỡng. Bởi thiếu Omega 3, trẻ có thể bị ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và chức năng khác của các cơ quan trong cơ thể.

 

Thực trạng thiếu Omega 3 và những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ
Thực trạng thiếu Omega 3 và những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ

Thực trạng thiếu Omega 3 ở trẻ hiện nay

Omega 3 là axit béo không bão hòa đa, là tiền chất của EPA và DHA. Hai dưỡng chất này rất cần thiết cho sự tăng và phát triển trí não của trẻ. Là một “vitamin” nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng của cơ thể, nhưng Omega 3 lại không được quá nhiều người chú trọng trong việc bổ sung dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm trọng, gây ra những hệ quả cho sức khỏe.

Rất kỹ càng trong việc chăm con, chị Nguyễn Ánh Tuyết (Hà Nội) sinh con được 4 tháng nhưng suốt khoảng thời gian đó, trong bữa ăn hàng ngày của chị tuyệt nhiên không có món cá. Bởi chị nghe nói, sau sinh ăn cá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, con bú sẽ bị đi ngoài. Các loại thực phẩm khác như hạt óc chó, hạt lanh, hạt dẻ,… trước đó chị rất thường xuyên bổ sung nhưng sau sinh bé chị bỏ hẳn vì sợ con bú sữa mẹ sẽ bị đầy bụng.

Các loại hạt giàu Omega 3 hơn cả cá hồi!

Thực trạng thiếu Omega 3 ở trẻ nhỏ
Thực trạng thiếu Omega 3 ở trẻ nhỏ

Một trường hợp khác của chị Vũ Thị Hải (Bắc Ninh), bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Mỗi ngày chị cho bé ăn dặm 1 bữa, mỗi bữa ăn 1 món duy nhất để bé làm quen với thực phẩm thô, cũng như để nghe ngóng xem con có bị dị ứng hay không. Mãi đến khi bé 1 tuổi, chị mới bắt đầu cho bé ăn cá và các loại hạt sợ con ăn sớm sẽ bị đi ngoài, đầy bụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, Omega 3 là chất mà cơ thể không tự sản sinh được, chỉ có thể bổ sung thông qua thực phẩm hàng ngày hay các dưỡng chất bổ sung. Mặc khác, Omega 3 lại không có tính dự trữ nên phải bổ sung hàng ngày. Do đó, ngay từ 1 ngày tuổi, trẻ cần được bổ sung Omega 3 đầy đủ hàng ngày. Tuy nhiên, chính vì việc kiêng cữ quá mức vô tình khiến trẻ bị thiếu hụt Omega 3 ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Xem ngay:  Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh 7 mẹo tức thì!

Hậu quả khi trẻ thiếu Omega 3

Duy trì chức năng não bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Omega 3. Bởi thành phần này chiếm tỷ trọng rất cao trong chất xám, tạo ra độ nhạy của các nơ ron thần kinh, giúp dẫn truyền tin nhanh chóng, chính xác, tăng khả năng ghi nhớ, tập trung và phản xạ. Ngoài ra, Omega 3 còn có chức năng trên phạm vi rộng trong hệ miễn dịch, tim mạch, hệ hô hấp và nội tiết của cơ thể.

Khi sinh ra, kích thước não bộ của trẻ trung bình bằng 1/4 kích thước trung bình của người trưởng thành. Trong một năm đầu đời, não bộ đã phát triển với kích thước gấp đôi. Nó tiếp tục phát triển bằng 80% kích thước não bộ của người lớn ở thời điểm 3 tuổi và bằng 90% khi đạt mốc 5 tuổi. Đó là lý do vì sau, ngay từ 1 ngày tuổi, trẻ cần được bổ sung Omega 3 để hỗ trợ quá trình phát triển này.

Hậu quả khi trẻ thiếu Omega 3
Hậu quả khi trẻ thiếu Omega 3

Nếu thiếu Omega 3 sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não, thần kinh của trẻ. Điều này dẫn đến giảm hiệu quả của các dẫn truyền thần kinh và tính lưu động của màng tế bào. Thậm chí, khiến trẻ có chỉ số EQ và IQ thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh về rối loạn thần kinh như rối loạn hành vi, tăng động giảm chú ý, trầm cảm,…

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt Omega 3 của trẻ còn ảnh hưởng đến đến quá trình trao đổi chất của cơ xương, khả năng chống viêm của cơ thể, giảm hiệu quả quá trình dung nạp glucose và quá trình đông máu.

Xem ngay:  Thận trọng với 5 biến chứng thủy đậu ở trẻ

Biện pháp tăng lượng Omega 3 cho trẻ phát triển toàn diện

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sức khỏe, trí tuệ và thể chất của trẻ có cơ hội phát triển toàn diện trong suốt quãng đời tương lai nếu mẹ biết tận dụng 1000 ngày đầu đời, từ lúc mang thai đến khi bé 2 tuổi. Vì vậy, mẹ hãy bắt đầu xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ hôm nay bằng cách bổ sung Omega 3 cho bé.

Đây là giai đoạn vàng trẻ cần tiếp nhận Omega 3 để hoàn thiện chức năng não bộ, xây dựng tư duy và nhận thức. Tuy nhiên, phần lớn chế độ ăn của trẻ lại không thể đáp ứng nhu cầu Omega 3. Vì vậy, mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng Omega 3 ở dạng thực phẩm chức năng để không bỏ lỡ giai đoạn vàng phát triển của trẻ.

Bổ sung Omega 3 thực vật cho trẻ
Bổ sung Omega 3 thực vật cho trẻ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm bổ sung Omega 3 cho trẻ nhỏ. Trong đó có 2 dạng phổ biến: Omega 3 động vật và Omega 3 thực vật. Thực chất, Omega 3 thực vật và Omega 3 động vật đều sở hữu giá trị dinh dưỡng và hiệu quả hấp thu vào cơ thể như nhau. Tuy nhiên, Omega 3 thực vật thích hợp và an toàn với trẻ nhỏ hơn Omega 3 động vật. Đó là lý do vì sao, Omega thực vật hiện đang là xu hướng được nhiều người dùng quan tâm hơn cả.

Ngoài ra, với trẻ thiếu Omega 3 khi lựa chọn sản phẩm bổ sung cần lưu ý hàm lượng dinh dưỡng, đảm bảo tỷ lệ tỷ lệ cân đối giữa Omega 6/Omega 3 là 4/1. Đây là mức lý tưởng giúp hấp thụ dưỡng chất vào não bộ tốt nhất. Nếu tỷ lệ này chênh lệch nhau quá lớn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,…

Thiếu Omega 3 gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt làm cản trở sự phát triển và tương lai sau này của bé. Dù đang ở giai đoạn nào, sẽ không bao giờ là quá muộn để bổ sung Omega 3 cho bé ngay từ hôm nay!

7 cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ theo WHO
Trẻ 13 tháng biếng ăn phải làm sao? Lưu ý từ A đến Z dành cho mẹ