Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn Aedes Aegypti mang virus gây ra. Do đó, cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ tốt nhất là diệt muỗi, chống muỗi đốt và giữ gìn vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh.
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền, có thể gặp ở khắp nơi trên thế giới. Trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti. Giống muỗi này chỉ sống được ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Để biết những cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ, điều quan trọng cần biết là loài muỗi này hoạt động chủ yếu vào ban ngày nhiều hơn vào ban đêm.
Do đó, khả năng bị muỗi đốt vào ban ngày là rất cao. Bệnh sốt xuất huyết lây lan khi một cá nhân nhiễm bệnh bị muỗi đốt và muỗi đó đốt một cá thể khác.
Hình ảnh sốt xuất huyết ở trẻ em giúp cha mẹ nhận biết
Không giống như các bệnh khác, sốt xuất huyết có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ là:
Các triệu chứng điển hình | Các triệu chứng nguy hiểm |
– Sốt cao
– Nhức đầu dữ dội – Đau mắt nghiêm trọng – Đau khớp – Đau cơ và xương – Phát ban – Dễ bị bầm tím, chảy máu mũi nhẹ hoặc cháu máu nướu răng – Giảm số lượng bạch cầu |
– Đau bụng nặng
– Nôn nhiều – Phát ban trên da – Nôn ra máu – Đi phân đen – Buồn ngủ, khó chịu – Da nhợt nhạt, ớn lạnh – Khó thở |
Sốt xuất huyết lây lan như thế nào?
Trước khi đưa ra những khuyến cáo về cách phòng chống bệnh sốt huyết cho trẻ, phụ huynh cần tìm hiểu các con đường lây lan của bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, sốt xuất huyết lây nhiễm qua 2 con đường chính:
Muỗi vằn đốt
Virus Dengue lây truyền theo chu trình từ người sang muỗi, sang người. Đặc điểm của loại muỗi vằn gây sốt xuất huyết là:
- Muỗi có màu đen trên thân và chân có xuất hiện những đốm trắng
- Cư trú tại những góc tối như gầm bàn, giường hoặc các đồ dùng trong nhà
- Chúng thường để trứng ở những nơi đọng nước như ao, hồ, vũng nước,…
- Phát triển mạnh vào mùa mưa
Lây qua bơm kim tiêm
Con đường lây này ít phổ biến hơn, nhưng bệnh sốt xuất huyết còn có thể mang mầm bệnh truyền cho người lành khi dùng chung kim tiêm để lấy máu.
Các con đường ít gặp khác
- Lây truyền tại bệnh viện: phơi nhiễm với tổn thương niêm mạc, do kim tiêm. Hoặc lây qua các chế phẩm máu
- Lây truyền dọc: lây truyền từ mẹ sang con, bệnh có thể biểu hiện ở trẻ được 4 – 11 ngày tuổi
Cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ
Trẻ bị sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cần được các gia đình đặt lên hàng đầu. Dưới đây là các cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ:
Ngăn chặn môi trường sống của muỗi
Muỗi thường sinh sống ở những khu vực có nhiều bụi bẩn, như vũng nước động. Vì những nơi này tạo điều kiện cho muỗi sinh sản. Hãy đảm bảo rằng không có khu vực nào trong gia đình bạn chứa rác hoặc bụi bẩn. Chẳng hạn như bát đĩa chưa rửa hoặc sàn nhà không sạch. Do đó, cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ hiệu quả nhất là đảm bảo rằng không có nơi cư trú của muỗi trong ngôi nhà của bạn.
Phụ huynh có thể làm điều này bằng cách:
- Bịt các bể nước bằng tấm che hoặc lưới mịn để muỗi không thể xuống đó đẻ trứng
- Thường xuyên lau chùi bất cứ đồ vật gì có thể tích tụ nước, chẳng hạn như chậu cây, lọ hoa, hộp nhựa bỏ đi, bát đựng thức ăn cho vật nuôi, máng nước,…
- Sắp xếp đồ đạc trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ
- Thu gom phế thải trong nhà và xung quanh
- Phát quang cây cối xung quanh nhà để phá bỏ nơi trú ẩn của muỗi
- Khơi thông cống rãnh thường xuyên
Giữ cho ngôi nhà bạn thoáng mát và đủ ánh sáng
Muỗi thường thích những nơi ẩm ướt và tăm tối. Vì vậy, hãy để ngôi nhà bạn tràn ngập ánh sáng mặt trời, không nên đóng cửa kín mít vào ban ngày. Điều này sẽ ngăn không cho muỗi tới “cắm trại” trong nhà của bạn. Ngoài ra, hãy trang bị thêm lưới chống muỗi và đảm bảo đóng cửa sổ và cửa ra chính vào ban đêm để ngăn chặn sự xâm nhập của muỗi.
Trồng các loại cây đuổi muỗi
Bạch đàn hay sả là những loại cây có khả năng xua đuổi muỗi rất tốt. Bạn có thể trồng những cây này gần cửa sổ để ngăn chặn muỗi vào nhà.
Phun thuốc ngừa dịch
Phun thuốc diệt muỗi là cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ được nhiều gia đình áp dụng. Không những loại bỏ được muỗi, cách này còn giúp tiêu diệt những ấu trùng trứng của chúng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, bạn cần quan tâm đến giờ hoạt động của muỗi. Loài muỗi Aedes gây sốt xuất huyết hoạt động mạnh nhất vào ban ngày, đặc biệt là đầu buổi sáng. Do đó, cha mẹ nên phun thuốc diệt muỗi trước khi mặt trời lặn. Gia đình nên chọn phun loại thuốc diệt muỗi được Bộ y tế cấp phép và đăng ký lưu hành để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Sử dụng kem chống muỗi phù hợp
Một cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ đơn giản tiếp theo đó là sử dụng kem chống muỗi. Nếu gia đình bạn đang trong kỳ nghỉ hoặc sinh sống tại khu vực có dịch sốt xuất huyết, hãy sử dụng kem thuốc đuổi muỗi để bảo vệ làn da trẻ khỏi bị muỗi đốt. Lưu ý, cần đảm bảo rằng thuốc chứa đủ đặc tính để xua đuổi muỗi và các thành phần an toàn để sử dụng trên da.
Tăng cường miễn dịch trong chế độ ăn uống của trẻ
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ có thể chống đỡ hoặc giảm sự tấn công của bệnh dịch. Vì vậy, hãy chú trọng đến chế độ ăn hàng ngày của bé, bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm tăng đề kháng như rau bina, gừng, tỏi, sữa chua, nghệ, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt và hạnh nhân.
Mặc quần áo dài tay
Để tránh bị muỗi đốt, bạn có thể cho trẻ mặc quần áo dài tay, đi tất và đi giày kín. Với cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết cho trẻ này, phụ huynh nên chọn loại quần áo bảo hộ nếu đang sinh sống ở khu vực có dịch sốt xuất huyết. Ngoài ra, khi bé ngủ mẹ hãy sử dụng màn để bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt.
Trên đây là một số cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh khuyến cáo. Ngoài việc áp dụng những biện pháp này, thì tăng cường ý thức cho mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống là vô cùng quan trọng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ trẻ và cả gia đình.