Thận trọng với 5 biến chứng thủy đậu ở trẻ

02/06/2023

Thủy đậu là bệnh lý thường gặp, phổ biến nhất vào mùa đông và xuân. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách bệnh có nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu một số biến chứng thủy đậu có thể gặp phải nhé!

biến chứng thủy đậu ở trẻ

Cách nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra, có thời gian ủ bệnh 10 – 14 ngày. Thủy đậu đặc trưng bởi những đợt phát ban liên tiếp, đi kèm với những triệu chứng như ngứa rát, nổi sần, mụn mủ, mụn nước, có đường kính 1 – 3mm, chứa dịch trong suốt.

Các tổn thương ban đầu thường xuất hiện ở đầu và mặt, sau đó lan ra thân mình. Riêng bàn chân, bàn tay hiếm khi bị. Ban đầu, nốt phát ban do thủy đậu dạng vết chấm, nổi sẩn phù, sau thành mụn nước đi kèm với các cơn ngứa ran.

Cách nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ

Trong vòng 8 – 12h, mụn nước trở nên lõm xuống và thành mụn mủ, màu trắng, tiếp đó chuyển thành vảy tiết màu đỏ nâu. Sau 1 – 3 tuổi, các nốt phát ban dần phục hồi, nếu không được chăm sóc đúng cách có thể để lại sẹo sau một thời gian dài hoặc vĩnh viễn.

Thận trọng với 5 biến chứng thủy đậu

Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp thủy đậu có thể biến chứng nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Phụ huynh cần thận trọng với 5 biến chứng của bệnh thủy đậu sau:

Xem ngay:  Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Cách đo thế nào

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn do Streptococcus pyogenes hoặc Staphylococcus aureus gây ra là biến chứng thủy đậu phổ biến nhất, dẫn đến hiện tượng chốc lở, mụn nhọt, viêm quầng, viêm mô tế bào, cũng như viêm hạch. Trường hợp nặng, vi khuẩn có thể lân lan vào máu, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn huyết, gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm tủy xương, viêm khớp.

Biến chứng thần kinh

Chứng mất điều hòa tiểu não cấp tính là một trong những rối loạn thần kinh nghiêm trọng liên quan đến bệnh thủy đậu. Với các triệu chứng bao gồm: sốt cao, khó chịu, đi lại khó khăn, suy giảm khả năng não. Các biểu hiện này xuất hiện khoảng vài ngày và may mắn là thường tự hết.

Biến chứng thần kinh

Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn gây ra biến chứng thần kinh tiềm ẩn khác là viêm màng não. Đây là một bệnh nhiễm trùng khiến các màng bao quanh cấu trúc trong hệ thần kinh bị sưng và viêm. Các triệu chứng của viêm màng não bao gồm: đau đầu, rung giật nhãn cầu, cứng cổ, co giật, mê sảng, hôn mê, rối loạn tri giác và nhạy cảm với ánh sáng. Đối tượng có nguy cơ gặp phải biến chứng bệnh thủy đậu là những người bị suy giảm hệ miễn dịch, chẳng hạn như bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối.

Biến chứng hô hấp

Có thể thấy, biến chứng bệnh thủy đậu ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Các biến chứng hô hấp do thủy đậu gây ra phải kể đến như tức ngực, khó thở, ho nhiều, thậm chí là ho ra máu.

Biến chứng gan

Một biến chứng khác của bệnh thủy đậu cũng khá phổ biến đó chính là viêm gan. Theo một số nghiên cứu, một số trẻ em và thanh thiếu niên khi mắc bệnh thủy đậu có nguy cơ phát triển hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp gây sưng gan và não. Tuy nhiên, may mắn, tình trạng này là tạm thời, không gây ra triệu chứng và có xu hướng thuyên giảm dần theo thời gian mà không cần điều trị.

Xem ngay:  Gợi ý tên ở nhà cho bé gái độc lạ và siêu đáng yêu

Zona

Sau khi trẻ bị nhiễm bệnh thủy đậu, virus không được đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể. Thay vào đó, chúng cư trú tại hạch thần kinh và trở thành virus dạng tiềm ẩn. Khi có điều kiện thuận lợi, virus tiềm ẩn sẽ hoạt động trở lại, di chuyển ngược xuống dây thần kinh đến da, gây rát và phồng rộp trên da. Tình trạng này được gọi là bệnh zona.

Zona

Khi nào trẻ bị thủy đậu cần đi bác sĩ?

Giống như bất kỳ bệnh nhiễm trùng do virus khác, thủy đậu thường tự khỏi. Tuy nhiên, nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau thì có thể trẻ bị nhiễm trùng thứ phát và biến chứng khác:

  • Sốt cao nhiều ngày
  • Các tuyến ở cổ sưng tấy
  • Phát ban ở mắt
  • Không uống được
  • Có dấu hiệu mất nước
  • Ho liên tục, khó thở, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, biến chứng thủy đậu vô cùng nguy hiểm
  • Đau đầu dữ dội, buồn ngủ bất thường
  • Nhạy cảm với ánh sáng, nôn mửa liên tục
  • Phát ban đỏ nhiều, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát
  • Vết phồng rộp lớn hơn, vết loét hở và có mủ, nóng rát
  • Khó thở, chóng mặt, mất phương hướng và tim đập nhanh

Trên đây là một số biến chứng thủy đậu ở trẻ. Ba mẹ không nên coi thường, cần chủ động chăm sóc và phòng ngừa đúng cách để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi? Các giai đoạn của bệnh
Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không? Cách phòng tránh tái phát