Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không? Cách phòng tránh tái phát

02/06/2023

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan và bùng phát thành dịch. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và để lại biến chứng nếu không được chăm sóc đúng cách. Chính vì vậy, nhiều phụ huynh lo ngại không biết bệnh thủy đậu có bị 2 lần không? Cùng làm rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không

Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?

Trước khi giải đáp bệnh thủy đậu có bị lại 2 lần không? hãy cùng Betapnoi tìm hiểu sơ lược về bệnh lý này nhé! 

Sơ lược về bệnh thủy đậu

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ, bệnh do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu. Trẻ bị thủy đậu sẽ có cảm giác cực kỳ khó chịu, với những triệu chứng cụ thể như sau:

  • Sau quãng thời gian ủ bệnh, da sẽ bắt đầu phát ban, phồng rộp, ngứa ngáy, khó chịu
  • Nốt phát ban sần, có viền đỏ hoặc hồng, sau đó xuất hiện nước bên trong
  • Các nốt phỏng đóng thành vảy màu sẫm rồi bong ra. Chỉ trường hợp trẻ bị thủy đậu có hiện tượng bội nhiễm mới để lại sẹo
  • Ngoài ra, trẻ bị thủy đậu còn gây sốt, mệt mỏi, đau đau và chán ăn

Sơ lược về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có tái phát không?

Bị thủy đậu có bị lại không là nỗi băn khoăn lớn của những ai đã từng trải qua sự khó chịu, mệt mỏi do căn bệnh này gây ra. Vậy, bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?

Xem ngay:  Bệnh sởi ở trẻ em: Hình ảnh, nguyên nhân và dấu hiệu

Varicella Zoster là loại virus có thể tấn công cơ thể nhiều lần. Hầu hết các trường hợp đã mắc thủy đậu sẽ không bị tái phát, vì lúc này cơ thể đã hình thành kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên, có khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu lần 2. Tình trạng này rơi vào nhóm đối tượng sau:

Bệnh thủy đậu có tái phát không?
Bệnh thủy đậu có tái phát không?
  • Thủy đậu xuất hiện lần 1 khi trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Trẻ bị thủy đậu lần 1 rất nhẹ
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ em, người già, người mắc bệnh AIDS hay viêm gan B giai đoạn cuối
  • Một số trường hợp thủy đậu bị lần 2 do chẩn đoán sai: Bệnh nhân chưa từng nhiễm virus thủy đậu, nguyên nhân là có thể do nhầm lẫn với các bệnh khác với biểu hiện tượng như đậu mùa, tay chân miệng, sởi,…
  • Ngoài ra, virus thủy đậu trong lần nhiễm đầu tiên có thể khu trú trong hạch thần kinh, sau đó vài năm sẽ phát bệnh gây zona, với các triệu chứng tương tự thủy đậu

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không khi tái phát?

Thủy đậu bị lại lần 2 rất hiếm gặp và chủ yếu gặp ở người đang có hệ miễn dịch yếu. Tương tự như lần thủy đậu đầu tiên, bệnh nhân sẽ sốt, phát ban, nổi mụn nước. Tuy nhiên, có một điều khác với lần đầu thủy đậu, với lần bị thứ 2, nếu bệnh nhân không được chăm sóc và vệ sinh mụn nước cẩn thận, bệnh nhân sẽ có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

  • Nhiễm khuẩn da, máu và hạch mềm: thường do tụ cầu, liên cầu
  • Viêm màng não, viêm não
  • Hội chứng shock độc
  • Hội chứng Reye
  • Viêm phổi

Ở những người có bệnh lý nền (viêm gan B, HIV/AIDS, ung thư,…) khi gặp biến chứng thủy đậu dễ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

Xem ngay:  Bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi? Các giai đoạn của bệnh

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không khi tái phát?

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu tái phát

Tiêm vacxin là cách phòng ngừa đặc hiệu cho bệnh thủy đậu. Liều thứ nhất sẽ được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi. Và liều thứ 2 nên tiêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh. Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau 6 tuần là tốt nhất. 

Vacxin sẽ tạo ra miễn dịch mạnh, kích thích cơ thể sản sinh kháng thể để chống lại virus trong lần xâm nhập tiếp theo. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan
  • Trẻ mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học, cách ly tại nhà từ 7 – 10 ngày khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, không dùng chung đồ cá nhân, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn

Trên đây là giải đáp bệnh thủy đậu có bị 2 lần không và cách phòng ngừa tái phát. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tìm kiếm liên quan: bệnh thủy đậu có bị lại 2 lần không, bệnh thủy đậu có nguy hiểm không, bệnh thủy đậu có tái phát không, bị thủy đậu có bị lại không,…

Thận trọng với 5 biến chứng thủy đậu ở trẻ
Hướng dẫn cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ hiệu quả