Hướng dẫn cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ hiệu quả

02/06/2023

Thủy đậu là bệnh lý phổ biến ở trẻ, có khả năng lây lan cao nên rất dễ bùng phát thành dịch. Bởi vậy việc tìm hiểu cách phòng bệnh thủy đậu là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm bệnh.

tre bi thuy dau

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Loại virus này có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu, sau đó bong ra và tồn tại trong không khí. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp từ dịch bắn của người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra, nếu vô tình chạm phải mụn nước thủy đậu hay đồ vật bị nhiễm mầm bệnh thì bạn cũng có khả năng lây nhiễm bệnh.

Virus gây bệnh bằng cách xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt (hiếm gặp hơn). Chúng có thể bắt đầu lây nhiễm trước khi người bệnh xuất hiện mụn nước. Virus thủy đậu chỉ ngừng lây khi mụn nước đã se lại và đóng vảy.

Cách phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Thủy đậu là căn bệnh thường gặp. Mỗi năm, bệnh vẫn tạo nên những đợt dịch khiến số trẻ nhập viện gia tăng đáng kể. Thống kê trên cả nước, trong 2 tháng 1 – 2/2023 ghi nhận gần 3200 ca mắc thủy đậu, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, 90% người bệnh bị nhiễm thủy đậu là trẻ nhỏ, độ tuổi từ 2 – 7 tuổi.

Giai đoạn lây lan mạnh mẽ nhất của bệnh rơi vào 1 – 2 ngày trước khi phát ban và trong 5 ngày sau khi xuất hiện mụn nước đầu tiên.

và thường hồi phục sau 7 – 10 ngày. Đối với trẻ, giai đoạn đầu, trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, 1 – 2 ngày sau bắt đầu sốt, đến ngày thứ 3 xuất hiện phát ban ngoài da, tập trung nhiều ở vùng đầu và mặt. Sau vài tiếng đồng hồ, nốt phỏng trên da, chứa dịch màu trắng, căng, có kích thước 3 – 10mm.

Xem ngay:  Trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh 7 mẹo tức thì!

Cách phòng bệnh thủy đậu như thế nào?

Mặc dù là bệnh lý lành tính, không có triệu chứng nặng nề nhưng nếu không được chăm sóc, các nốt mụn nước rất dễ gây nhiễm trùng da. Thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, vì có thể làm sẩy thai, trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh thủy đậu, tốt nhất nên tiêm 2 mũi vắc xin, cách nhau ít nhất 3 tháng. Ngoài ra, thủy đậu cũng có thể dẫn đến các biến chứng nặng như viêm tiểu não, não và viêm phổi, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, người dân nên chủ động phòng, chống bệnh thủy đậu để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình thân yêu.

tiem phong nguy thuy dau

Vậy cách phòng ngừa thủy đậu như thế nào? Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp phòng chống sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, vệ sinh nhà cửa, trường học thường xuyên
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi

Lịch tiêm vắc xin – Cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất!

Tiêm vắc xin thủy đậu được cho là có khả năng phòng bệnh lên tới 97%. Vắc xin sau khi đưa vào cơ thể cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Dưới đây là lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ em:

Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: Tiêm mũi đầu tiên lúc 12 tháng, mũi thứ hai tiêm trong giai đoạn 4 – 6 tuổi.

Xem ngay:  Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm hai mũi và mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 4 – 8 tuần. Riêng với phụ nữ có kế hoạch mang thai nên hoàn tất 2 mũi tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.

Lịch tiêm vắc xin - Cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất!

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Bên cạnh tìm hiểu cách phòng bệnh thủy đậu, nhiều ba mẹ cũng quan tâm cách chăm sóc khi trẻ bị thủy đậu. Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc trẻ bị thủy đậu mà ba mẹ cần lưu ý:

  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang. Đồng thời vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ
  • Dùng dung dịch xanh methylen hoặc Castellani để chấm lên các nốt mụn thủy đậu
  • Phối hợp dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ
  • Vệ sinh mũi họng cho bé hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Cho trẻ mặc quần áo mềm, thoáng mất, chất vải thấm hút mồ hôi tốt
  • Chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh dẫn đến nhiễm trùng: Thay quần áo hàng ngày và tắm bằng nước ấm
  • Ưu tiên cho bé ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Uống nước nhiều, nhất là các loại nước trái cây tươi
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Cắt móng tay cho trẻ để tránh chạm vào nốt thủy đâu gây bội nhiễm và có thể để lại sẹo
  • Không tự ý sử dụng các loại lá cây để đắp lên các nốt thủy đậu
  • Không sử dụng thuốc bôi hay uống cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ

Trên đây là một số cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ và chăm sóc bé yêu thật tốt trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Tìm kiếm khác: cách phòng ngừa thủy đậu, phòng bệnh thủy đậu như thế nào, cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu,…

Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không? Cách phòng tránh tái phát
Cách bổ sung vitamin tốt cho sức khỏe mắt dễ thực hiện