Sốt xuất huyết có được tắm không? Khi nào cần hạn chế

30/10/2022

Bị sốt xuất huyết có được tắm không? Nếu được thì cần lưu ý gì? Bài viết dưới đây Betapnoi sẽ giúp các mẹ giải đáp vấn đề này.

Sốt xuất huyết là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang tên Dengue gây ra. Bệnh truyền từ người sang người thông qua vật chủ trung gian là muỗi cái vằn. Nếu chẳng may bị loại muỗi này truyền bệnh thì sau khoảng 4-5 ngày, bé sẽ bị sốt xuất huyết.

Theo chuyên gia, người bệnh sốt xuất huyết thường gặp các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết dưới da, đau nhức cơ thể,… Nếu bệnh tiến triển nặng hơn nó sẽ làm cho huyết áp bị giảm, tiểu cầu suy yếu gây ra chảy máu, xuất huyết bên trong.

Sốt xuất huyết có thể xảy ra sớm vào ngày thứ 2, hoặc 3, kéo dài vài ngày nếu nhẹ. Một số bệnh nhân nặng hơn, có thể diễn ra hai tuần.

Thông thường vào tháng như 3-4, 7-11 bệnh sẽ phát triển mạnh hơn. Lý do là bởi đây là thời gian thuận lợi để muỗi cái vằn phát triển. Ngoài truyền qua muỗi thì sốt xuất huyết có thể lây nhiễm thông qua đường máu như dùng kim tiêm, mẹ lây sang con,…

Sốt xuất huyết có lây không có nguy hiểm không?

 Trẻ sốt xuất huyết nhiệt độ có thể lên cao đến 39-40 độ C
Trẻ sốt xuất huyết nhiệt độ có thể lên cao đến 39-40 độ C

Các giai đoạn phát triển của bệnh

Để trả lời cho câu hỏi sốt xuất huyết có được tắm không trước hết mẹ hãy tìm giai đoạn tiến triển của bệnh. Cụ thể, sốt xuất huyết có thể tắm được hay không một phần phụ thuộc vào độ tiến triển của bệnh.

  • Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 4-7 ngày. Lúc này virus Dengue dựa vào cơ địa và khả năng miễn dịch của trẻ sẽ nhân dần lên, đến khi đạt đến số lượng đủ chúng sẽ gây ra triệu chứng và chuyển sang giai đoạn sau
  • Giai đoạn sốt cao: Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2-7 ngày, dấu hiệu tương tự như là cảm cúm. Đây không phải là giai đoạn nguy hiểm nên trẻ chỉ có một vài triệu chứng điển hình như nhức đầu, đau họng, buồn nôn. Đặc biệt là sốt cao khoảng 39-40 độ C
  • Giai đoạn nguy hiểm: Hầu hết bệnh nhân sẽ không bị sốt trong giai đoạn này. Nhưng đây lại là thời điểm nguy hiểm để quyết định xem bệnh có tiến triển nặng không. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Vì thế bạch cầu, tiểu cầu bị giảm đáng kể, gây ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng của bé
  • Giai đoạn phục hồi: Nếu vượt qua 3 giai đoạn ở trên, cơ thể của bé sẽ dần hồi phục. Khi đó, nhịp tim, huyết áp ổn định, trẻ đi tiểu nhiều và có cảm giác thèm ăn
Xem ngay:  Sốt siêu vi là gì? Dấu hiệu và cách trị sốt cho trẻ

Nói chung tùy vào độ tuổi và sức đề kháng của trẻ mà bệnh sẽ có diễn tiến khác nhau. Trung bình thì sốt xuất huyết kéo dài từ 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách sẽ không cần đến can thiệp từ bác sĩ.

Trẻ bị sốt xuất huyết có tắm được không? Cách tắm cho bé

Trẻ bị sốt xuất huyết rất nhiều mẹ bỉm lo sợ và không dám tắm cho con. Bởi theo quan niệm dân gian, tắm gội có thể khiến bệnh thêm nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng bé. Tuy nhiên trên thực tế, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo Tiến sĩ-Bác sĩ Lên Ngọc Triều – Bệnh viện 198 bộ Công an: Bệnh nhân sốt xuất huyết hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Việc vệ sinh cơ thể sẽ giúp cho bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái, có lợi cho việc điều trị, phục hồi cơ thể.

Thông thường sốt xuất huyết kéo dài từ 7-10 ngày. Do đó nếu không tắm gội thường xuyên trẻ sẽ cảm thấy bí bách, khó chịu, thậm chí cản trở quá trình bài tiết mồ hôi, khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy khi trẻ bị sốt xuất huyết mẹ nên tắm rửa cho con thường xuyên. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, quá trình này nên tuân thủ theo những bước sau.

Trẻ sốt xuất huyết có thể tắm được
Trẻ sốt xuất huyết có thể tắm được
  • Bước 1: Đo thân nhiệt cơ thể

Đảm bảo thân nhiệt của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế để đo trước khi đi tắm.

  • Bước 2: Chuẩn bị đồ tắm

Phòng tắm cho bé phải đóng kín cửa, tránh tình trạng gió lùa. Nước tắm nên pha cao hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 2 độ C.

  • Bước 3: Tắm cho trẻ

Gội đầu nhanh sau đó dùng khăn lau khô mặt, má, cổ, tai, gáy và tóc. Cho bé ngồi vào chậu hoặc bồn sử dụng vòi hoa sen để dội nước ấm lên người.

  • Bước 4: Sau khi tắm

Mẹ nên sử dụng nước ấm dội nhẹ lên người loại bọt bám. Cuối cùng là lấy khăn tắm choàng to lau khô và cho bé mặc quần áo.

Trẻ sốt xuất huyết có được gội đầu không?

Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ bị sốt xuất huyết không được gội đầu. Bởi vì điều này có thể khiến cho bệnh tình nặng hơn. Tuy nhiên theo các chuyên gia, trẻ sốt xuất huyết có thể tắm gội bình thường. Bởi đây là cách vệ sinh cơ thể, giúp con sạch sẽ, thoải mái.

Xem ngay:  Trẻ sốt siêu vi có kiêng tắm không? Làm gì để bệnh nhanh khỏi?

Tuy nhiên nếu gội đầu khi đang bị sốt xuất huyết mẹ cần lưu ý không ngâm đầu bé trong nước quá lâu. Đồng thời thao tác cần phải nhẹ nhàng, sử dụng nước ấm. Sau đó sấy khô, đặc biệt là với bé gái có mái tóc dài dễ bị nhiễm lạnh.

Những trường hợp sốt xuất huyết nên hạn chế tắm

Sốt xuất huyết có tắm được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên có những trường hợp mẹ cần hạn chế tắm rửa đảm bảo an toàn cho bé. Cụ thể:

Trong khoảng thời gian cuối ngày thứ 3 đến hết thứ 7 của bệnh, triệu chứng sốt sẽ giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên không phải vì thế mà bé khỏi bệnh. Một số biến chứng như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu sẽ xuất hiện trong thời gian này với nhiều mức độ khác nhau dưới da.

Vì thế mẹ nên hạn chế tắm gội cho con. Bởi vì điều này có thể khiến cho thành mạch bị giãn, tình trạng sốt xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất lúc này mẹ nên dùng khăn ấm để lau qua người cho bé. Trong trường hợp bất khả kháng cần phải tắm, mẹ hãy sử dụng nước ấm. Tuyệt đối không tắm nước lạnh cho bé. Vì điều này sẽ khiến mạch ngoài da co lại, nội tạng giãn nở, dẫn đến tử vong.

Vào ngày thứ 3- thứ 7 của chu kỳ bệnh trẻ nên hạn chế tắm rửa
Vào ngày thứ 3- thứ 7 của chu kỳ bệnh trẻ nên hạn chế tắm rửa

Những lưu ý khi tắm gội cho bé sốt xuất huyết

Tùy vào từng giai đoạn bị bệnh mà trẻ sốt xuất huyết có được tắm không. Theo chuyên gia, thì tắm gội trong thời gian bệnh không phải vấn đề nếu như mẹ bỉm làm theo hướng dẫn dưới đây.

  • Không ngâm người trong nước hoặc tắm quá lâu
  • Nhiệt độ nước tắm vừa phải, không được quá nóng hoặc lạnh
  • Sau khi tắm gội, mẹ cần lau khô người bé, tránh để ẩm ướt gây ra cảm lạnh
  • Đặc biệt nếu bị sốt xuất huyết mà hạ tiểu cầu mẹ cần tránh kỳ cọ quá mạnh. Bởi vì điều này có thể khiến bé chảy máu dưới da, cực kỳ nguy hiểm
  • Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn, mẹ nên hạn chế tắm gội cho bé sau 21h

Sốt xuất huyết có được tắm không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên điều này còn phải phụ thuộc vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Tốt nhất để đảm bảo an toàn khi trẻ bị bệnh mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phác đồ điều trị cũng như chăm sóc.

Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày?
Trẻ 7 – 8 tuổi biếng ăn: 9 cách lấy lại cảm giác ngon miệng