Nấm da ở trẻ sơ sinh gây khó chịu và ngứa ngáy khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy làm thế nào để xử lý dứt điểm tình trạng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh là gì?
Nấm da là bệnh do vi nấm gây ra. Bệnh phổ biến ở trẻ trên 2 tuổi. Tuy vậy, người lớn và trẻ sơ sinh cũng đều có thể bị nhiễm nấm. Nấm da có thể xuất hiện trên nhiều vùng da. Tùy vào vị trí xuất hiện mà tên gọi của bệnh sẽ khác nhau, chẳng hạn như nấm da đầu, nấm toàn thân,…
Vi nấm chỉ tấn công và gây tổn thương ngoài da chứ không tác động vào những cơ quan khác bên trong cơ thể. Vì vậy, trẻ sơ sinh bị nấm da không quá đáng lo. Tuy nhiên, nấm da thường gây bệnh trong khoảng thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấm da
Bệnh nấm da có khả năng lây lan qua tiếp xúc, cụ thể là dùng chung vật dụng cá nhân với trẻ mang bệnh. tạo điều kiện để bệnh lây lan.
Ngoài ra, uống thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây nấm da ở trẻ sơ sinh. Thuốc kháng sinh có công dụng tiêu diệt vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn vô hại tấn công tiêu diệt các loại nấm gây bệnh cũng có thể bị mất đi khi dùng thuốc kháng sinh. Từ đó tạo điều kiện cho các loại nấm này phát triển.
Bên cạnh đó, nấm da còn có thể gặp ở trẻ sơ sinh bị rối loạn hệ miễn dịch. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hiếm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh, các yếu tố dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ gây bệnh ở trẻ sơ sinh:
- Độ tuổi: Đây là bệnh ngoài da có khả năng lây nhiễm. Bởi vậy, độ tuổi thường bị nhất là ở trẻ mới biết đi và trẻ trong độ tuổi đi học
- Bé tiếp xúc với bạn bè mắc bệnh: Bệnh nấm da bùng phát phổ biến ở các trường học, nơi tập trung đông trẻ, điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lan lan khi tiếp xúc gần
- Tiếp xúc với vật nuôi: Vi nấm có thể ký sinh trên các vật nuôi, chẳng hạn như chó hoặc mèo. Điều này gia tăng khả năng nhiễm bệnh khi trẻ chạm vào những con vật này
Dấu hiệu nấm da ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều bệnh ngoài da tương tự như nấm da, do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ, tốt nhất mẹ nên nhận sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Dưới đây là một số đặc điểm của nấm da trẻ sơ sinh:
- Nhiều vòng tròn đỏ có kích thước khác nhau, trung bình khoảng 6mm. Trẻ bị nấm da lâu ngày, kích thước vòng tròn này càng được mở rộng, có thể lên tới 2.5cm
- Những vòng tròn bên ngoài có màu đậm và gồ lên bề mặt da. Trong khi đó, vòng tròn bên trọng thường màu đỏ hoặc hồng nhạt.
- Trên da bé có thể xuất hiện mụn nước ở vòng tròn bên ngoài
- Ban đầu, nấm da thường xuất hiện ở vùng da bẹn, mông. Sau đó lan rộng xuống mông, đùi, hông và lưng. Ngoài ra, bệnh còn gây tổn thương cả vùng da dầu, với các triệu chứng như mụn mủ, ban đỏ, phồng rộp, sưng tấy, ngứa ngáy và khó chịu.
- Trẻ có biểu hiện tăng sừng ở lòng bàn tay và lòng bàn chân
- Nấm da xuất hiện ở kẽ chân sẽ thấy vùng da kẽ chân bé bị bợt trắng, ngứa, đôi khi xuất hiện vảy tiết, mụn nước và sưng nề
- Vi nấm còn có thể gây tổn thương móng. Ban đầu, móng sẽ dày lên, vàng đục. Lâu dần, móng sẽ bị tách khỏi nền, thậm chí lan sang các móng bên cạnh
Các biến chứng của bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh
Nấm da ở trẻ ít gây ảnh hưởng đến các cơ quan. Tuy nhiên, bệnh lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của trẻ. Một số biến chứng trẻ có thể gặp phải khi bị nấm da là:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
- Chảy máu, da có nguy cơ bị bội nhiễm
- Gây khó chịu cho trẻ như ngứa, đau,…
- Triệu chứng kéo dài, có thể tái phát nhiều lần
Đặc biệt, với trẻ bị nấm da ở đầu, nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến tình trạng Kerion. Kerion mô tả các nốt phồng mềm, nhô lên, đóng vảy và chảy mủ trên da đầu ở trẻ. Khi gặp biến chứng này, tóc trẻ sơ sinh dễ bị rụng hơn. Hậu quả là dễ để lại sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.
Điều trị bệnh nấm da ở trẻ sơ sinh
Thời gian điều trị nấm da phụ thuộc vào tổn thương và cá thể người bệnh, có thể kéo dài từ 7 ngày đến 12 tuần. Dưới đây là một số biện pháp điều trị nấm da ở trẻ nhỏ mà bố mẹ có thể tham khảo:
- Sử dụng thuốc xịt, kem hoặc bột chống nấm: Với những trường hợp nấm da nhẹ, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giải quyết tình trạng này
- Thuốc theo toa, dạng bôi hoặc viên/siro: Trong trường hợp nghiêm trọng, mẹ có thể cho bé sử dụng các loại thuốc này cần do bác sĩ chỉ định
- Bệnh nấm da trên móng tay hoặc da dầu thường phải điều trị bằng thuốc 1 – 3 tháng mới có thể hoàn toàn khỏi bệnh
- Dầu gội chống nấm: Cách này giúp ngăn ngừa sự lây lan sang người khác trong quá trình bị bệnh
- Giữ vùng da bị nấm sạch sẽ, khô ráo: Mẹ nên rửa sạch vùng da trẻ bị nấm thường xuyên, sau đó lau khô bằng khăn sạch (sử dụng khăn riêng cho phần còn lại của cơ thể). Bên cạnh đó, quần áo trẻ mặc cũng nên được thay hàng ngày để tránh trường hợp vi nấm tích tụ, khiến bệnh lâu khỏi
Hướng dẫn cách phòng ngừa nấm da ở trẻ
Loại nấm gây nấm da khá phổ biến và có thể lan lan ngay trước khi triệu chứng xuất hiện. Bởi vậy, việc phòng tránh nấm da ở trẻ sơ sinh tương đối khó. Tuy nhiên, cha mẹ hãy thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ mắc ở trẻ sơ sinh:
- Cho bé gội đầu thường xuyên: Mẹ cần đảm bảo gội đầu cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi cắt tóc. Khi gội đầu cho bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ các sản phẩm chăm sóc da dầu. Không nên chọn sản phẩm có chứa chất hóa học, mùi hương, điều này dễ gây kích ứng da đầu bé. Thay vào đó nên lựa chọn các sản phẩm tự nhiên, lành tính, không mùi hương
- Đảm bảo da bé luôn sạch và khô ráo: Vấn đề vệ sinh thân thể sạch sẽ ở trẻ cần được đảm bảo để phòng ngừa các bệnh ngoài da nói chung và nấm da nói riêng
- Hạn chế tiếp xúc với động vật mang bệnh: Đây là nguồn lây nhiễm nấm da ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, với gia đình có nuôi thú cưng, hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra xem chúng có bị nhiễm trùng không
- Không cho bé dùng chung vật dụng cá nhân với người khác: Các mẹ không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân của người khác cho trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm. Chẳng hạn như bàn chải tóc, quần áo, khăn tắm,…
Nấm da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến. Để phòng ngừa chỉ có cách duy nhất là cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho con. Đồng thời tránh xa những nguồn gây bệnh. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích được mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!