Trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Sự thật khiến mẹ bất ngờ!

13/12/2022

Hành động mút tay như một thói quen thường thấy ở mọi đứa trẻ. Tuy nhiên, không đơn thuần là vậy, mút tay còn là biểu hiện bé muốn bộc lộ cảm xúc nào đó với ba mẹ. Vậy trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giải mã trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Sự thật khiến mẹ bất ngờ!
Giải mã trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Sự thật khiến mẹ bất ngờ!

Trẻ mút tay có ý nghĩa gì?

Mút tay là sở thích rất đời thường, được xem là một trong những trò chơi thú vị của bé trong những năm tháng đầu đời. Đây có đơn thuần chỉ là thói quen bình thường hay trẻ đang muốn nói điều gì khi thực hiện hành động này? Cùng lắng nghe lý giải của chuyên gia về tật mút tay ở trẻ nhỏ nhé!

Tự làm dịu bản thân

Trẻ mút tay là hành động như muốn nói con đang lo sợ, căng thẳng và cần sự trợ giúp để tìm được cảm giác bình yên. Đây là phản xạ của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, tạo cho con cảm giác ấm áp, gần gũi như đang được mẹ bao bọc, yêu thương.

Phần lớn bé sẽ không mút tay khi được 1 – 2 tuổi. Một số khác vẫn duy trì thói quen này đến 4 tuổi. Trẻ có thể mút tay vào ban đêm hoặc khi bị stress dù đã lớn. Lúc ngậm mút tay, lão trẻ sẽ sản xuất ra chất endorphin, chất có tác dụng giảm đau nội sinh. Từ đó giúp trẻ thư giãn, tạo cảm giác hứng thú, tương tự như khi trẻ đang ăn món ăn yêu thích.

Mút tay giúp bé cảm thấy an toàn, thư giãn hơn
Mút tay giúp bé cảm thấy an toàn, thư giãn hơn

Trẻ mọc răng

Trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Hầu hết trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn 3 – 7 tháng tuổi. Lúc này, trẻ có thể bất giác mút tay. Sở dĩ là vì mọc răng khiến trẻ bị đau ở nước, trong khi đó việc mút ngón tay có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu, vơi đi cơn đau hơn.

Mọc răng là quãng thời gian khó khăn với cả bé và mẹ. Bé đau nên khó tính hơn bình thường, thậm chí bỏ bú, quấy khóc. Còn mẹ thì sẽ vất vả hơn khi phải chăm bé, thường xuyên thức đêm.

Xem ngay:  Nấm da ở trẻ sơ sinh: Những thông tin cần biết!

Khám phá

Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đã dần biết cách phối hợp hoạt động của chân tay. Ở giai đoạn này, bé sẽ không chịu nằm yên mà bắt đầu khám phá thế giới. Thi thoảng, mẹ sẽ thấy bé ngậm mút tay, có lẽ con cảm thấy đôi tay thật kỳ lạ giống như một nguồn giải trí làm chúng tò mò, muốn khám phá. Trẻ ở giai đoạn này bắt đầu nhận thức được đôi bàn tay gắn vào cơ thể thật sự hữu ích, giúp con có thể nhặt đồ, vẫy tay, thậm chí là đưa vào miệng.

Trẻ mút tay vì đang tò mò, muốn khám phá mọi thứ
Trẻ mút tay vì đang tò mò, muốn khám phá mọi thứ

Bày tỏ cảm xúc

Trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Trẻ sơ sinh thường có một lịch biểu nhất định, như ăn, uống, ngủ nghỉ. Tuy nhiên, theo thời gian, giấc ngủ ban ngày của trẻ sẽ ngắn đi. Điều này sản sinh ra một cảm giác chán nản. Việc cho bé tự khám phá và vui chơi là điều rất cần thiết.

Tuy nhiên, trẻ rất khó duy trì sự chú ý trong mọi công việc nên thường sẽ chán nản, khó chịu sau một thời gian tự chơi mà không được ôm ấp vỗ về. Lúc này, trẻ có thể mút tay để “bày tỏ cảm xúc” báo hiệu với bạn rằng chúng muốn đổi sang hoạt động khác, một không gian khác.

Bé mút tay có phải đói?

Trong những tháng đầu tiên, mút tay là hành động của bé đang muốn báo hiệu với mẹ rằng chúng đang đói. Đây là bản năng tự nhiên của bé nhằm cho mẹ biết rằng đã đến giờ cho trẻ bút. Trên thực tế, hầu hết các biểu hiện liên quan đến miệng như bặm môi, mở miệng cũng đều có ý nghĩa trẻ đã sẵn sàng ăn.

Bé mút tay lợi hay hại?

Mút tay, ngậm tay là thói quen bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu thói quen này được duy trì trong thời gian dài và khó bỏ sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của bé.

  • Mút tay quá sâu làm trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú
  • Trẻ mút tay khi chưa được vệ sinh sạch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, như bệnh đường tiêu hóa, cúm, thủy đậu, tay chân miệng
  • Trẻ mút tay, nhai tay có thể gây tổn thương da tay, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng
  • Trẻ mút tay trong thời gian kéo dài có thể làm ngón tay có hình dạng bất thường
  • Ở trẻ 5 – 6 tuổi, giai đoạn này trẻ đang trong quá trình thay răng vĩnh viễn. Thói quen ngậm, mút tay có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của vòm miệng và quá trình mọc răng, dẫn đến một số tình trạng như hô, móm, khó phát âm, lệch khớp cắn

Có nên cho trẻ mút tay? Trẻ mút tay có tốt không?

Mút tay nhiều có thể gây hại cho sức khỏe bé
Mút tay nhiều có thể gây hại cho sức khỏe bé

Làm thế nào để cai trẻ mút tay?

Ngoài việc quan tâm đến “trẻ mút tay có ý nghĩa gì?”, mẹ nên tìm hiểu thêm mẹo cai mút tay cho trẻ.

  • Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ hãy đảm bảo cho bé bú đầy đủ để bé không cảm thấy đói. Điều này tránh được hành động bé mút tay để giải tỏa vì bị đói
  • Trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Trẻ thường mút tay khi cảm thấy bất an, lo lắng. Vì vậy, để hạn chế bé mút tay, mẹ hãy chú ý đến biểu cảm của bé để tạo cho con cảm giác an toàn, thoải mái. Nhất là những lúc trẻ bị ốm, sốt, sau tiêm phòng, cha mẹ nên ôm ấp, gần gũi để trẻ được an ủi
  • Khi thấy trẻ sắp mút tay, mẹ hãy làm bé phân tâm bằng cách lôi kéo trẻ vào trò chơi mà bé thích
  • Khi trẻ đã biết nói, nếu con có thói quen mút tay khi đói, giận dữ,… cha mẹ hãy dạy trẻ cách biểu lộ cảm xúc và nói cho trẻ biết về tác hại của việc mút tay
  • Cha mẹ có thể khích lệ, động viện khi tình hình mút tay của trẻ được cải thiện
  • Nếu những cách trên không hiệu quả, cha mẹ có thể tìm mua găng tay bỏ mút tay để đeo cho trẻ
  • Đối với các trẻ trên 6 tuổi mà không bỏ được tật mút tay, cha mẹ có thể đưa bé đến nha sĩ để làm các khí cụ cổ định trong miệng nhằm không cho trẻ mút tay
Xem ngay:  Gợi ý tên ở nhà cho bé gái độc lạ và siêu đáng yêu

Trên đây là giải đáp “trẻ mút tay có ý nghĩa gì?” cũng như một số mẹo khắc phục thói quen này ở bé. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích được cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu.

Tìm kiếm liên quan: bé mút tay có phải đói, trẻ mút tay có phải đói,…

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?
Nguyên nhân bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh và cách xử lý