TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý: DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH MẸ KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA

14/10/2022

Theo số liệu từ 175 nghiên cứu trên toàn thế giới về tỷ lệ mắc tăng động giảm chú ý ở trẻ em dưới 18 tuổi cho thấy: khoảng 7,2% trẻ từ 0-18 tuổi gặp phải tình trạng này và đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Điều đáng nói là 70% trẻ trong số đó phải mang theo rối loạn này suốt đời bởi những hiểu lầm và tâm lý không chịu thừa nhận của cha mẹ đã tước mất cơ hội vàng được điều trị khỏi

Vậy dấu hiệu để phát hiện sớm tăng động giảm chú ý là gì? Cha mẹ phải làm sao để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” can thiệp hỗ trợ con?

Tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý – Attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD) là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, biểu hiện đặc trưng là sự vội vàng, hiếu động thái quá và giảm chú ý. Rối loạn tăng động thường được chẩn đoán ở trẻ em nhưng có thể tiếp tục đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành.

Theo cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của (Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ [APA], 2000), trẻ ADHD được phân thành 3 loại sau:

– Tăng động – bốc đồng

– Không chú ý (trước đây gọi là rối loạn giảm chú ý – ADD)

– Và không chú ý – tăng động – bốc đồng kết hợp

Dấu hiệu đặc trưng của trẻ tăng động giảm chú ý, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua

Trẻ chống đối, vô tổ chức

Tăng động giảm chú ý gồm 3 nhóm triệu chứng hành vi là không chú ý, tăng động và bốc đồng. Các nhóm triệu chứng này có đặc điểm hành vi điển hình sau:

Không chú ý:

  • Trẻ thường không chú ý, dễ bị phân tâm, lơ đễnh, mơ màng.
  • Không làm theo hướng dẫn, bất cần, không hoàn thành nhiệm vụ, vô tổ chức.
  • Thường xuyên làm mất đồ, hay quên.
  • Không thích các hoạt động cần sự tập trung trong thời gian dài.

Tăng động:

  • Trẻ tăng động thái quá, thường xuyên hoạt động, không thể ngồi yên,
  • Nói quá nhiều
  • Hay cáu kỉnh, khó chịu
  • Không thể tham gia các trò chơi cần sự yên lặng
  • Thường leo trèo, chạy, nhảy trong các tình huống không phù hợp.

Bốc đồng:

  • Trẻ bốc đồng thường nói và hành động không suy nghĩ.
  • Gặp khó khăn trong các hoạt động cần thứ tự, xếp hàng.
  • Thiếu kiên nhẫn, không thể chờ đợi.
  • Thường xuyên làm gián đoạn người khác.
  • Chưa hỏi xong đã trả lời.

2308-Đức-Form Web-Omega

Giải pháp về Tình trạng Chậm nói đến từ Chuyên gia Nhi Khoa

Ngoài ra, dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể là:

  • Không giao tiếp với mọi người: trẻ tăng động giảm chú ý thường thiếu tự tin và ngại giao tiếp với những người xung quanh. Đồng thời, trẻ gặp khó khăn khi thích nghi với môi trường mới.
  • Gặp khó khăn khi biểu đạt cảm xúc: trẻ bị tăng động giảm chú ý thường đi kèm với việc chậm phát triển về vận động và ngôn ngữ. Do vậy, trẻ gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng hành động cũng như lời nói.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể chỉ có một hoặc nhiều nhóm triệu chứng chứ không nhất thiết phải có tất cả các triệu chứng trên. Các triệu chứng của ADHD rất đa dạng và đôi khi khó nhận biết. Vậy làm cách nào để cha mẹ phát hiện sớm tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ?

Có thể phát hiện sớm tăng động giảm chú ý từ vài tháng tuổi: mẹ cần đặc biệt chú ý

Đặc tính của trẻ nói chung, thường kém tập trung và đôi khi hành động bộc phát. Vì vậy, khi còn nhỏ rất khó để nhận biết con hiếu động hay tăng động, bởi các biểu hiện chỉ lờ mờ nhận thấy ở giai đoạn trẻ từ 16 đến 23 tháng và sau 2 tuổi sẽ rõ ràng hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có 1 vài dấu hiệu sớm khi trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể theo dõi, quan sát con kỹ hơn và có các giải pháp khắc phục cho con:

Đối với trẻ từ 0 đến 1 tuổi

  • Trong trường hợp, trẻ thuộc nhóm tăng động, bốc đồng, trẻ sẽ có những biểu hiện: dễ bị kích động, khó chịu không có lý do, khóc nhiều, khó dỗ, chân tay khua khoắng liên tục.
  • Nếu trẻ thuộc nhóm giảm chú ý, cha mẹ có thể thấy trẻ thờ ơ, ít đòi cha mẹ, thích yên lặng, thích một mình hoặc khi cha mẹ chơi cùng, bé không tập trung, không có biểu hiện đáp lại khi cha mẹ hoặc người lớn tương tác.
  • Hay, với trẻ thuộc cả 2 nhóm trên thì có lúc trẻ có dấu hiệu của tăng động, bốc đồng, có những lúc bạn lại thấy trẻ không chú ý.
Xem ngay:  Trẻ thở khò khè khi ngủ có sao không?

Đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi

  • 12 tháng tuổi trẻ không có khả năng bập bẹ nói
  • 12 tháng tuổi nhưng không có các vận động thông thường như: chỉ tay, cười đáp, vẫy tay…
  • 16 tháng không nói được các từ đơn. Ví dụ như: bà, bố, mẹ…
  • 24 tháng không thể nói được 2 từ liền. Ví dụ như: bà ơi, ăn cơm, con mèo…
Khả năng nói của trẻ bị hạn chế

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và phản ứng với sự vật, sự việc xung quanh như: nói câu ngắn, vốn từ ít, không biết cách biểu đạt nhu cầu, ý muốn của bản thân.
  • Không phân biệt được các ngôi xưng trong giao tiếp như: nhầm lẫn các từ con, cháu, em…
  • Khả năng tư duy của trẻ kém, chậm hiểu, nói chuyện tự phát không theo chủ đề, hay ngắt lời người khác
  • Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, việc kể một câu chuyện đơn giản cũng là một trở ngại với trẻ, trẻ không biết sắp xếp ngôn từ thành một câu dài…

Để lại SĐT nhận tư vấn miễn phí về cách khắc phục tình trạng Tăng động giảm chú ý từ Chuyên gia Bác sĩ

Nguyên nhân và ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đến tương lai của trẻ

 Não mất kiểm soát khả năng tập trung

Theo thông tin của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ năm 2019, đã chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tăng động giảm chú ý ở trẻ, gồm:

  • Mất cân bằng thần kinh (não) ảnh hưởng đến các vùng kiểm soát khả năng tập trung, lập kế hoạch và tổ chức.
  • Gen di truyền: Nếu trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc tăng động giảm chú ý thì nguy cơ trẻ bị mắc ADHD là 25%. Hay trong trường hợp thành viên thân thiết khác trong gia đình như anh, chị, em mắc ADHD thì trẻ cũng có nguy cơ bị.
  • Nhiễm trùng não, chấn thương đầu.
  • Trẻ sinh non
  • Khi mang thai người mẹ uống rượu, hút thuốc, lạm dụng chất gây nghiện.
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường độc hại như thuốc lá, chì…

Trẻ bị tăng động giảm chú ý không có nghĩa là trẻ kém thông minh hơn. Nhưng do có những biểu hiện quá mức so với thông thường nên trẻ có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như: giảm khả năng học tập, trẻ không hiểu được hậu quả của những hành vi sai trái, không kiểm soát được cảm xúc, hung hăng, không có khả năng kết bạn, thậm chí trẻ có thể có những hành vi liều lĩnh, trộm cắp, gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và người khác…

Theo các chuyên gia: rối loạn tăng động giảm chú ý gây ra rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sự phát triển và tương lai của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều biện pháp cha mẹ có thể áp dụng để kiểm soát tình trạng ADHD của con nếu con được phát hiện và can thiệp sớm

2 phương pháp đơn giản cha mẹ có thể áp dụng tại nhà để hỗ trợ trẻ tăng động giảm chú ý một cách hiệu quả.

Ngoài uống thuốc theo đơn của bác sĩ, cha mẹ có thể giúp con cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý thông qua việc áp dụng song song 2 phương pháp: liệu pháp hành vi và chế độ dinh dưỡng.

Liệu pháp hành vi

 Sử dụng những trò chơi có chủ đích để giáo dục trẻ

Cha mẹ có thể sử dụng một số trò chơi có chủ đích để tạo sự hứng thú và giúp trẻ vừa chơi, vừa rèn luyện như:

  • Truy tìm kho báu

Cha mẹ hãy đưa ra danh sách một vài món đồ cần trẻ “săn tìm”, sau đó dấu ở phạm vi trẻ có thể phát hiện được. Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho trẻ xem hình ảnh để trẻ nhận biết món đồ cần tìm. Kết thúc trò chơi, cha mẹ nên tặng cho trẻ một phần thưởng để tạo cho trẻ sự hứng thú ở lần chơi tiếp theo.

Truy tìm kho báu là trò chơi giúp cả não bộ và cơ thể của trẻ vận động. Giúp tăng khả năng ghi nhớ, chơi theo luật và sự nhẫn nại của trẻ.

  • Nhảy lò cò

Cha mẹ hãy dùng phấn vẽ hoặc dùng băng dính màu để tạo ô. Sau đó, hãy ký hiệu riêng cho từng ô như đánh số thứ tự, dùng giấy màu để đánh dấu hoặc vẽ các ký hiệu vuông, tròn, tam giác vào mỗi ô… Sau đó, hãy nghĩ ra các thử thách cho trẻ, như nhảy lò cò vào ô có chung ký hiệu, hay nhảy theo thứ tự các ô… Nếu có thể, hãy rủ thêm vài bé cùng chơi với con để con rèn luyện khả năng giao tiếp.

Nhảy lò cò là hoạt động tuyệt vời giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động thô, đồng thời rèn luyện sự quan sát, chơi theo luật, tuân theo thứ tự cho trẻ.

  • Trò chơi kể chuyện cùng bé

Cha mẹ hãy chuẩn bị một vài hình ảnh con vật hoặc đồ vật mà trẻ thích. Sau đó nghĩ ra một câu chuyện thật đơn giản, ngắn gọn rồi kể cho bé nghe và yêu cầu bé kể lại. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, cha mẹ hãy nhắc nhớ để trẻ hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó, kể lại một lần nữa cho trẻ nghe, nhưng vừa kể vừa hỏi tình tiết tiếp theo là gì, để trẻ có sự hồi tưởng và xâu chuỗi lại nội dung câu chuyện.

Xem ngay:  Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Ví dụ: Trẻ thích mèo, hãy sử dụng thẻ học có hình chú mèo. Kể câu chuyện về bạn mèo con, sang nhà bà chơi nhưng không may gặp cơn mưa, mèo không mang theo ô nên bạn bị ướt, thế rồi bạn mèo bị ốm. Sau đó, yêu cầu trẻ kể lại. Khi trẻ hoàn thành, hãy khen ngợi, khích lệ hoặc tặng trẻ một phần quà nhỏ.

Để lại SĐT nhận tư vấn miễn phí về cách khắc phục tình trạng Tăng động giảm chú ý từ Chuyên gia Bác sĩ

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo sách, báo để sưu tầm và áp dụng cho con, hoặc có thể tự nghĩ ra những trò chơi phù hợp với con.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý không kiểm soát được hành vi, thường có xu hướng bồn chồn, nóng nảy, dễ cáu giận thậm chí còn có hành vi chống đối. Do vậy, cha mẹ cần hiểu rằng việc giáo dục hành vi cho trẻ ADHD không hề dễ dàng, muốn có kết quả cần phải kiên trì và nhẫn nại.

Omega thực vật – acid béo thiết yếu không thể thiếu với trẻ tăng động giảm chú ý

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: tăng động giảm chú ý xuất phát từ sự bất bình thường trong hoạt động não bộ của trẻ, phổ biến nhất là thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh – dopamine. Giáo sư Bing Wang – Đại học Charles Sturt, Australia cho rằng các chất dinh dưỡng có thể điều chỉnh các con đường dẫn truyền thần kinh, dẫn truyền synap, dẫn truyền tín hiệu và tạo độ dẻo của khớp thần kinh. Vì vậy, một trong những cách mang lại hiệu quả nhất đối với trẻ ADHD đó là tác động tích cực đến não bộ thông qua chế độ ăn uống.

Bên cạnh các thực phẩm giàu Protein như hải sản, tôm, cá, trứng, hạt óc chó, hạt điều (24 – 30g protein/ngày)… giúp cung cấp năng lượng cho não bộ, và những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đỗ, rau chân vịt, ngũ cốc nguyên hạt, quả lê…  giúp ngăn chặn quá trình tiêu hóa thức ăn một “ồ ạt”, giúp ổn định năng lượng cung cấp cho cơ thể các bé, mẹ cần đặc biệt chú trọng đến việc bổ sung Omega cho con.

Chất béo Omega chiếm ưu thế trong cấu trúc não bộ của trẻ ngay từ sơ sinh và đặc biệt quan trọng hơn với các trẻ bị chậm nói, tăng động, giảm chú ý, hoặc rối loạn phổ tự kỷ. Đây là acid béo thiết yếu, cơ thể không tự tổng hợp được mà cần được bổ sung từ bên ngoài.

Một nghiên cứu được thực hiện năm 2009 tại Thụy Điển cho thấy, việc bổ sung Omega-3 hàng ngày trong 3 tháng giúp 25% trẻ giảm đáng kể các triệu chứng tăng động và sau 6 tháng thì có 50% trẻ đạt được kết quả này.

Bên cạnh Omega 3, Omega 6 có công dụng tuyệt vời trong việc duy trì sự trao đổi chất của tế bào, kích thích khả năng ghi nhớ, tăng cường sự tập trung và ham muốn học tập ở trẻ.

Trong số các thực phẩm chứa Omega, Omega thực vật được các chuyên gia đánh rất cao bởi không chỉ giúp cơ thể chuyển hóa thành DHA, EPA, Omega thực vật còn chứa 1 acid béo mà omega động vật không có. Đó chính là ALA- (axit alpha-linolenic) – một dưỡng chất quan trọng bậc nhất với trẻ tăng động giảm chú ý, tự kỷ.

Các nghiên cứu lâm sàng trên thế giới đã chứng minh ALA chỉ có duy nhất trong Omega thực vật có tác dụng tăng sự tập trung ghi nhớ, cải thiện rõ rệt biểu hiện của tăng động giảm chú ý, giảm bớt biểu hiện cáu gắt vô cớ, hỗ trợ phòng ngừa các rối loạn hành vi ở trẻ.

Do đó, nó được dùng phổ biến ở các nước châu Âu cho các bé ngay từ 1 ngày tuổi, giúp bé phòng ngừa và hỗ trợ giảm triệu chứng tăng động giảm chú ý nếu mắc phải. Hiện nay, thế giới đã có dạng Omega thực vật nhỏ giọt đậm đặc để các mẹ dễ dàng sử dụng cho bé, ví dụ như sản phẩm TPBVSK  Fitobimbi Omega Junior của Italy.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Fitobimbi Omega Junior bổ sung Omega 3 và Omega 6 từ thực vật, dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Dạng nhỏ giọt, không tanh, rất dễ dùng giúp hỗ trợ phát triển não bộ, tốt cho mắt. 

Đặc biệt, đây là tỷ lệ Omega 6/Omega 3 là 4:1. Theo TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Israel đây là tỷ lệ lý tưởng, giúp phát triển cấu trúc não bộ ở giai đoạn sớm, giúp tối ưu hấp thu DHA và ALA trong não. Nhờ vậy, được xem là 1 cứu cách cho các bé rối loạn tăng động giảm chú ý.

TPBVSK Fitobimbi Omega Junior có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Châu Âu (GMP. ISO 22000). Sản phẩm đã được sử dụng 13 năm tại các viện nhi của Ý và được cha mẹ trên 60 quốc gia tin dùng cho con hàng ngày. 

Rất nhiều mẹ bỉm sữa Việt nam cũng đã nhìn thấy sự tiến bộ của con khi đồng hành cùng sản phẩm. 

Hiện nay TPBVSK Fitobimbi Omega Junior đã được công ty Cổ phần Dược phẩm Delap nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam và phân phối cho các nhà thuốc, các cửa hàng mẹ và bé trên toàn quốc.

Để được tư vấn hơn về tình trạng sức khỏe của con, hoặc tìm hiểu điểm bán, thông tin sản phẩm, vui lòng gọi tới số tổng đài (Miễn cước) 1800 8070 để được các chuyên gia giải đáp

 

Làm sao để tránh dậy thì sớm cho con?
Giải Pháp Hỗ Trợ Và Phương Pháp Dạy Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý – Được Chuyên Gia Khuyến Khích Áp Dụng