Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

14/12/2022

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là tình trạng khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? và cách xử lý ra sao? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Betapnoi giải đáp trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi và cách xử lý
Nguyên nhân bé thở khò khè nhưng không có nước mũi và cách xử lý

Hiện tượng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Khò khè, khó thở nhưng không có nước mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi mà hệ hô hấp của trẻ chưa phát triển toàn diện. Đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như viêm phế quản, dị tật ở phổi,… Phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện qua những âm thanh lạ hoặc tiếng khò khè khi trẻ thở.

Âm thanh này có thể gây nhầm lẫn với tiếng ngáy, nhưng âm lượng nhỏ hơn, phụ huynh chỉ có thể nghe được tiếng thở khò khè khi ghé sát tai vào mũi của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ cần dùng ống nghe để xác định chính xác tình trạng hô hấp của bé.

Trẻ nhỏ hay mắc khò khè hơn so với người lớn do sự khác biệt về mặt cấu tạo. Phế quản của trẻ em nhỏ, gây tác động lớn đến tổng lực cản ở đường dẫn khí. Mặt khác, hồi trun của cấu trúc mô phổi ở trẻ ít hơn và có khí bàng hệ hơn, dẫn đến tắc nghẽn, dễ bị xẹp phổi. Tất cả các yếu tố này làm tăng nguy cơ khò khè nhưng không sổ mũi ở trẻ nhỏ.

Vì sao bé thở khò khè nhưng không có nước mũi?

Để xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè hiệu quả, cha mẹ cần hiểu rõ tại sao lại dẫn đến tình trạng này:

Mặc dù chỉ là một biểu hiện hơi thở của con nhưng đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn mà phụ huynh không nên bỏ qua. Cụ thể:

Viêm phế quản, viêm phổi

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, dẫn đến hệ hô hấp dễ bị viêm nhiễm, gây ra tổn thương tại phế quản và phổi. Những bệnh lý có kéo theo dịch nhầy, tuy nhiên không khiến bé chảy nước mũi

Khò khè là dấu hiệu đặc trưng của viêm phế quản
Khò khè là dấu hiệu đặc trưng của viêm phế quản

Hen suyễn

Trẻ bị hen suyễn có hệ hô hấp đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như mùi hương, lông vật nuôi, phấn hóa,… Việc thường xuyên tiếp xúc sẽ khiến thanh quản dễ bị tắc nghẽn, hình thành tiếng khò khè khi trẻ thở.

Xem ngay:  Những Điều Bố Mẹ Cần Biết Khi Bổ Sung  Omega 3 Cho Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý

Trào ngược dạ dày, thực quản

Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày, thực quản. Đây là tình trạng axit trong dạ dày chảy ngược lên cổ họng gây viêm đường hô hấp khiến trẻ thở không được bình thường. Bé thở khò khè do trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm, cha mẹ cần cha mẹ chỉ cần chú trọng đến cách cho trẻ ăn sao cho tiêu hóa và hấp thụ một cách hiệu quả là được.

Trào ngược dạ dày, thực quản
Trào ngược dạ dày, thực quản

Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc gặp sự chênh lệch đột ngột về nhiệt độ. Cảm lạnh và cảm cúm có biểu hiện gần giống nhau, nhưng trẻ bị cảm cúm thường bị mệt và lâu khỏi hơn. Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị cảm lạnh và cảm cúm không đáng lo, có thể tự khỏi sau 3 – 5 ngày, nhưng vẫn cần sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng của bố mẹ.

Ngạt mũi sơ sinh

Một số bé thở khò khè nhưng không có nước mũi có thể là do dịch nhầy trong phổi của bé khi còn trong bụng mẹ chưa được làm sạch hoàn toàn. Tình trạng này phổ biến ở trẻ dưới 8 tuần tuổi, một số trường có thể xảy ra với trẻ sinh non.

Ngạt mũi sơ sinh
Ngạt mũi sơ sinh

Vướng dị vật trong mũi

Trẻ nhỏ trong quá trình vui chơi có thể vô tình nhét đồ chơi vào mũi. Tình trạng này khiến trẻ bị nghẹt mũi, khò khè, đau đớn, thậm chí chảy máu. Trường hợp này vô cùng nguy hiểm, cần được xử lý lấy dị vật ra khỏi mũi trong thời gian sớm nhất.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè phải làm sao?

Khi phát hiện bé thở khò khè nhưng không sổ mũi, cha mẹ nên điều trị sớm, tránh chủ quan khiến bệnh biến chứng nặng và gây khó khăn trong việc điều trị sau này. Một số cách chăm sóc trẻ bị khò khè mà ba mẹ có thể tham khảo là:

Cho bé bú nhiều bữa trong ngày

Trẻ sơ sinh không được uống nước, vì vậy mẹ có thể bổ sung chất lỏng cho bé thông qua sữa, giúp tránh tình trạng mất nước. Hơn nữa, sữa mẹ còn giúp cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển, đặc biệt là kháng thể có lợi cho hệ miễn dịch. Lưu ý, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Cho bé bú nhiều bữa trong ngày
Cho bé bú nhiều bữa trong ngày

Vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách trị bé thở khò khè nhưng không có nước mũi rất quan trọng để đường hô hấp luôn được thông thoáng. Mẹ nên chọn loại dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ an toàn với bé, giúp kháng khuẩn hiệu quả hơn. Thực hiện vệ sinh cho bé 2 lần mỗi ngày. Nhỏ 2 – 3 giọt vào lỗ mũi của con. Kết hợp với dụng cụ hút mũi để tống dịch nhầy ra dễ dàng.

Xem ngay:  Cứ ngỡ con thông minh bẩm sinh nhưng hóa ra là mẹ có bí kíp này!

Day nhẹ cánh mũi của trẻ

Để khắc phục tình trạng thở khò khè của trẻ nhanh chóng, mẹ có thể dùng ngón trỏ và ngón cái day nhẹ hai bên cánh mũi của bé. Hành động này giúp dịch nhầy ứ đọng tại mũi được tan ra, từ đó giúp đường thở trở nên thông thoáng, bé hết khò khè.

Day nhẹ cánh mũi của trẻ
Day nhẹ cánh mũi của trẻ

Giữ ấm vùng cổ, ngực cho bé

Giữ ấm cơ thể giúp trẻ tránh được các bệnh cảm lạnh, cảm cúm mỗi khi trời lạnh. Mẹ nên đặc biệt chú ý vùng cổ, ngực, bụng, hai tay và hai chân của bé. Khi đi ra ngoài nên quàng khăn, đeo khẩu trang để tránh bị nhiễm lạnh. Vào mùa đông, mẹ nên tắm cho bé bằng nước ấm, thời gian tắm tầm 5 – 10 phút, sau đó dùng khăn lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo cho bé và đưa đến nơi ấm áp.

Sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết

Hầu hết trẻ nhỏ bị khò khè nhưng không chảy nước mũi thường xuyên ở mức độ nghiêm trọng đều được bác sĩ chỉ định cho dùng thuốc giãn phế quản và chống viêm. Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý cho bé sử dụng thuốc khi chưa thông qua chỉ định từ bác sĩ. Việc này có thể khiến trẻ gặp một số tác dụng phụ không đáng có, thậm chí là nguy hiểm tới sức khỏe.

Sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết
Sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng khò khè ở trẻ không tiến triển và có xu hưởng nặng hơn, cha mẹ nên nhanh chóng đưa đến bác sĩ, nhất là khi xuất hiện thêm một số triệu chứng sau:

  • Trẻ thở khò khè, toàn thân tím tái
  • Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi xảy ra quá lâu, kéo dài khoảng 2 – 3 tuần
  • Trẻ có tiền sử bị viêm tiểu phế quản, hen suyễn
  • Trẻ thở khò khè kèm theo tình trạng nôn trớ, sốt cao
  • Trẻ thở phải gắng hết sức
  • Trẻ thở khò khè kèm theo thở nhanh, mệt mỏi, bỏ bú

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi. Mong rằng bài viết này đã phần nào giúp phụ huynh hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của con người. Qua đó có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Bé bị khô da tắm lá gì? 7 loại lá giúp da bé mềm mịn
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt: Nguyên nhân và cách xử lý