Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?

11/12/2022

Nghẹt mũi về đêm khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Vậy trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây!

[Giải đáp] Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?
[Giải đáp] Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?

Bé bị nghẹt mũi về đêm là như thế nào?

Nghẹt mũi về đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ mỗi khi có sự thay đổi về thời tiết. Lúc này, niêm mạc mũi sẽ tăng tiết chất nhầy, khiến mô mũi sưng lên và gây tắc nghẽn. Tình trạng nghẹt mũi xảy ra về đêm khiến trẻ khó thở hơn so với bình thường, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Chính vì vậy, hiểu rõ bệnh lý và biết cách chăm sóc trẻ là điều bố mẹ nên biết.

Nguyên nhân trẻ bị ngạt mũi về đêm

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm? Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi về đêm, phải kể đến như:

Nhiễm virus

Hơn 200 loại virus có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, dẫn đến nghẹt mũi. Trong đó, rhinovirus – virus gây cảm lạnh thông thường là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi virus xâm nhập khoang mũi của trẻ, chúng có thể khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại, làm giãn các tĩnh mạch trong mũi và gây viêm.

Trẻ bị nhiễm virus gây ngạt mũi về đêm
Trẻ bị nhiễm virus gây ngạt mũi về đêm

Dị ứng và kích ứng

Các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng, nấm mốc, cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của trẻ tiết ra histamine. Hóa chất này gây ra nhiều triệu chứng, bao gồm cả nghẹt mũi.

Các yếu tố khác

Bên cạnh đó, trẻ bị nghẹt mũi về đêm có thể xảy ra do các yếu tố khác như: thời tiết thay đổi, môi trường sống ô nhiễm, tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá thường xuyên. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài, nếu không có hệ miễn dịch tốt và biện pháp bảo vệ hiệu quả, chúng rất dễ bị ốm.

Tại sao nghẹt mũi vào ban đêm lại trở nên tồi tệ hơn?

Đôi khi mẹ sẽ thấy bé vui vẻ, khỏe mạnh vào ban ngày, nhưng ban đêm lại trở nên quấy khóc, khó chịu do nghẹt mũi. Có một số lý do khiến chứng nghẹt mũi trầm trọng hơn vào ban đêm. Về cơ bản, khi trẻ đang nằm, trọng lực không giúp dịch nhầy thoát ra khỏi mũi như khi đứng hoặc ngồi thẳng. Nếu không có sự thay đổi tư thế phù hợp, chất nhầy có thể bị tích tụ trong khoang mũi khi bé đang ngủ, dẫn đến nghẹt mũi. Ngoài ra, khi trẻ nằm, máu chảy lên đầu nhiều hơn, điều này có thể làm viêm các mạch máu trong mũi.

Xem ngay:  Omega 3 và DHA có giống nhau không? Bổ sung từ đâu?
Ban đêm nhiệt độ thấp khiến trẻ nghẹt mũi nặng hơn
Ban đêm nhiệt độ thấp khiến trẻ nghẹt mũi nặng hơn

Trường hợp tình trạng nghẹt mũi của trẻ là do dị ứng, rất có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Thông thường, cơ thể chúng ta tạo ra ít hormone điều chỉnh dị ứng hơn vào ban đêm. Điều này khiến trẻ dễ phát sinh các triệu chứng khó chịu hơn.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?

Trẻ bị nghẹt mũi về đêm thường quấy khóc, mất ngủ, dẫn đến mệt mỏi. Điều này khiến bố mẹ thực sự lo lắng khi không biết phải xử lý như thế nào. Dưới đây là một số cách chăm sóc khi trẻ bị nghẹt mũi mà bố mẹ có thể tham khảo:

Kê gối cao và day nhẹ 2 bên cánh mũi

Trẻ bị nghẹt mũi về đêm thường bị khó thở dẫn đến quấy khóc, ngủ không ngon giấc. Để cải thiện tình trạng này, phụ huynh nên kê gối cao và day nhẹ 2 bên cánh mũi. Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn để kê dưới gối trong lúc bé ngủ. Cách này có tác dụng giúp bé có tư thế ngủ thoải mái và dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể dùng ngón trỏ và ngón cái day nhẹ nhàng hai bên cánh mũi cho bé. Massage mũi sẽ giúp giãn nở mao mạch mũi, cho bé hô hấp dễ dàng hơn.

Rửa mũi cho bé thường xuyên

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? Rửa mũi bằng nước muối sinh lý là công đoạn rất quan trọng để làm sạch bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus trong khoang mũi của trẻ. Đây là cách trị nghẹt mũi về đêm cho trẻ sơ sinh rất an toàn, đơn giản mà lại hiệu quả. Các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch ra. Các bước rửa mũi và hút mũi cho con như sau:

Rửa mũi cho bé thường xuyên
Rửa mũi cho bé thường xuyên
  • Bước 1: Đặt trẻ nằm tư thế nghiêng, đầu lót miếng khăn mỏng.
  • Bước 2: Giữ đầu con nhẹ nhàng, đặt khăn sữa dưới má trẻ.
  • Bước 3: Nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi để dung dịch chảy qua mũi bên kia.
  • Bước 4: Dùng khăn mềm lau mũi và miệng trẻ.
  • Bước 5: Thực hiện tương tự với bên mũi còn lại.
  • Bước 6: Cuối cùng, nhỏ lần lượt từng bên mũi của trẻ 1 lần nữa.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ vào thời điểm này là quan trọng nhất. Mẹ có biết, thiếu chất cũng là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh đường hô hấp và làm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, ho đờm,… của bé diễn tiến nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là các nhóm chất như vitamin, sắt, kẽm, kali. Do đó, các mẹ cần bổ sung cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp bệnh sớm bình phục.

Làm ẩm không khí trong phòng ngủ

Không khí trong phòng quá khô, độ ẩm thấp là yếu tố chính gây ra các bệnh đường hô hấp như nghẹt mũi, khó thở. Vậy trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao? Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng về mức 27 độ. Đồng thời sử dụng thêm máy tạo ẩm không khí. Nếu không có máy làm ẩm, mẹ có thể đặt một chậu nước nhỏ trong phòng, giúp không khí ẩm hơn, bé hết rát họng, khô mũi. Đây được xem là cách trị trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm hiệu quả.

Xem ngay:  9 Loại Thực Phẩm Giàu DHA Cho Bé Mẹ Không Nên Bỏ Qua
Làm ẩm không khí phòng ngủ
Làm ẩm không khí phòng ngủ

Chườm nóng

Khi bé nghẹt mũi về đêm, phụ huynh có thể sử dụng khăn nhúng nước ấm và chườm lên tai bé. Lý giải cho cách thực hiện này là do ở tai chứa nhiều dây thần kinh có tác dụng lưu thông máu ở mũi. Với độ ẩm và nhiệt độ hợp lý, huyết quản sẽ giãn ra và làm mũi bé thông thoáng hơn. Phương pháp này sẽ khiến bé thoải mái và thư giãn hơn.

Làm ấm cơ thể

Ban đêm, nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến trẻ dễ bị ho, sổ mũi, nghẹt mũi. Vì vậy, mẹ cần giữ ấm cho cơ thể trẻ, nhất là các vùng như cổ, ngực, lòng bàn chân. 

Cho trẻ uống nhiều nước

Bé bị nghẹt mũi về đêm thường phải thở bằng miệng, điều này khiến họng bé khô rát, khó chịu. Để ngăn ngừa tình trạng mất nước, mẹ nên cho trẻ uống nhiều. Không chỉ vậy, cách này còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và làm loãng dịch nhầy trong mũi. Từ đó giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi về đêm ở trẻ. Bố mẹ nên ưu tiên cho bé sử dụng các loại nước ép trái cây tự nhiên, sữa để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa nghẹt mũi về đêm ở trẻ

Bên cạnh việc tìm hiểu “trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?”, mẹ cần quan tâm thêm các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự xuất hiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ vào ban đêm.

  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đảm bảo không khí luôn sạch sẽ, thoáng mát nhất
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thú cưng, phấn hoa,…
  • Vệ sinh mũi, họng của bé thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Với trẻ sơ sinh, mẹ nên duy trì cho bé bú sữa nhiều hơn để bổ sung nước, đồng thời tăng cường sức đề kháng
  • Giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là khi ra ngoài
  • Tiêm phòng cúm định kỳ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Trên đây là giải đáp “trẻ bị ngạt mũi về đêm phải làm sao?”. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bố mẹ an tâm hơn mỗi khi trẻ gặp tình trạng này!

Tìm kiếm liên quan: bé bị nghẹt mũi về đêm, bé nghẹt mũi về đêm, trẻ bị nghẹt mũi về đêm, trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm, trẻ bị ngạt mũi về đêm, trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở về đêm…

Có nên cho trẻ ngậm núm giả không? Lợi ích và tác hại
Cách làm bột gạo cho bé ăn dặm vừa ngon, vừa bổ