Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

12/12/2022

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi đôi khi chỉ là do hít phải bụi bặm, lông động vật. Nhưng trong nhiều trường hợp, nó là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm cúm,… Trong bài viết này, Betapnoi sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị chứng hắt hơi, sổ mũi ở trẻ em.

Bé bị hắt hơi, sổ mũi phải làm sao?
Bé bị hắt hơi, sổ mũi phải làm sao?

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi: Nguyên nhân do đâu?

Hắt hơi, sổ mũi là biểu hiện của nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó phổ biến nhất là cảm lạnh. Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng do virus ở mũi và họng. Bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng thường khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi. Trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ bị cảm lạnh cao nhất. Hầu hết mọi người hồi phục sau cảm lạnh sau khoảng 7 – 10 ngày.

Ngoài ra, hắt hơi, sổ mũi cũng có thể là triệu chứng khi con bị:

  • Viêm mũi dị ứng: Trẻ có thể bị hắt hơi, sổ mũi khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khói thuốc, phấn hoa, nấm mốc, lông thú,…
  • Khi thời tiết thay đổi: Nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gia tăng. Trong khi đó, cơ thể của trẻ chưa kịp thích ứng với sự thay đổi sẽ dẫn đến các triệu chứng về đường hô hấp như viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi.
  • Sưng Amidan hoặc VA: Amidan và VA có chức năng nhận diện, bắt giữa vi khuẩn, virus; từ đó sinh kháng thể tự nhiên để chống lại vi khuẩn, virus có hại. Khi Amidan và VA bị viêm, khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể suy giảm, gây ra sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi,…

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi: Điều trị thế nào?

Nếu bé bị hắt hơi, sổ mũi và không có thêm triệu chứng nào khác (ho, sốt, đau đầu,…), cha mẹ có thể áp dụng những tips dưới đây để giúp bé nhanh khỏi ốm.

Chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Không chỉ trẻ trên 1 tuổi, trẻ sơ sinh bị hắt hơi, sổ mũi cũng có thể được điều trị bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch phấn hoa, bụi, virus, vi khuẩn trong mũi. Ngoài ra, nó cũng có thể làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp hút mũi dễ hơn.

Cách sử dụng nước muối sinh lý để chữa hắt hơi, sổ mũi cho trẻ như sau:

  • Mẹ rửa tay thật sạch với xà bông
  • Ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm
  • Cho trẻ nằm, đầu hơi ngửa ra sau và lần lượt nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên cánh mũi
  • Giữ trẻ nằm im trong khoảng 30 – 60 giây để nước muối sinh lý phát huy tác dụng
  • Nếu trẻ đã biết xì mũi thì mẹ để trẻ xì mũi ra khăn giấy sạch, mềm. Nếu trẻ chưa biết xì mũi thì mẹ sử dụng dụng cụ hút mũi để làm sạch chất nhầy trong mũi con
Xem ngay:  5+ Sự Lựa Chọn Đồ Chơi Cho Trẻ Chậm Phát Triển Tốt Nhất
Nước muối sinh lý có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng hắt hơi, sổ mũi ở trẻ em
Nước muối sinh lý có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng hắt hơi, sổ mũi ở trẻ em

Uống nhiều nước ấm (áp dụng với trẻ >6 tháng tuổi)

Trẻ trên 6 tháng tuổi đã bắt đầu được làm quen với đồ ăn dặm và có thể uống thêm nước canh, nước lọc,… ngoài sữa mẹ/sữa công thức. Vì vậy, khi con bị ốm, mẹ nên cho con uống nhiều nước hơn.

Khi bị hắt hơi, sổ mũi, trẻ dễ nôn trớ, dẫn đến thiếu nước. Uống thêm nước không chỉ giúp bổ sung nước cho cơ thể mà còn làm dịu khoang họng, hạ nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa.

Chườm ấm tai và mũi

Mẹ có thể đổ nước ấm vào chai thủy tinh, bọc kín chai lại bằng khăn mềm và chườm nhẹ nhàng quanh mũi và tai của trẻ. Chườm ấm có tác dụng lưu thông khí huyết, làm loãng dịch nhầy trong mũi, tránh tắc mũi.

Tắm nước ấm

Cha mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước tắm ấm được pha với nước ép gừng/ nước nấu lá tía tô hoặc nước nấu lá trầu không. Những loại thực vật này có tính ấm, chứa nhiều chất kháng khuẩn; giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, cảm cúm,…

Đồng thời, hơi ấm từ nước tắm khi được hít vào còn có tác dụng làm lỏng dịch trong mũi, giúp dễ dàng đẩy ra ngoài.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều

Nếu trẻ cảm thấy không khỏe, cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ thể có thể hồi phục. Nghiên cứu khoa học cho thấy cơ thể tạo ra các tế bào hệ thống miễn dịch mới khi ngủ. Protein được gọi là cytokine có tác dụng chống lại nhiễm trùng và viêm được sản xuất và giải phóng trong khi ngủ. Điều này có nghĩa là giấc ngủ có thể giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái tốt.

Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Nằm cao đầu khi ngủ cho phép nước mũi chảy ra ngoài thay vì chảy vào trong, nhờ đó trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn.

Lưu ý: Không sử dụng gối đầu cho trẻ dưới 2 tuổi.

Chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng bài thuốc dân gian

Nếu con bị hắt hơi, sổ mũi kèm đau họng; cha mẹ có thể cho con sử dụng các bài thuốc dưới đây.

Lưu ý: Không sử dụng những bài thuốc này cho trẻ dưới 1 tuổi.

  • Chanh mật ong: Mẹ dùng 1 quả chanh rửa sạch, cắt lát, bỏ hạt. Cho mật ong vào ngập mặt chanh và hấp cách thủy trong 20 phút. Sau đó mẹ chắt lấy phần nước cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa
  • Bài thuốc từ hoa hồng trắng: Mẹ hấp 20g cánh hoa hồng trắng với 1 chút đường phèn trong 15 phút. Sau đó chắt lấy phần nước cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 thìa
  • Bài thuốc từ tần lá dày: Giã nát 20g tần lá dày; trộn chung với nước ấm và chắt lấy nước cốt cho bé uống 2 lần/ngày; mỗi lần 2 – 3 thìa
Xem ngay:  Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi tại sao?

Bé hắt hơi, sổ mũi và những câu hỏi thường gặp

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì?

Nếu trẻ chỉ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi thì cha mẹ chưa cần vội cho con uống thuốc. Đôi khi, con bị hắt hơi, sổ mũi là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Lúc này, chỉ cần để con tránh xa các chất này là con sẽ khỏi bệnh.

Nếu con có các triệu chứng khác kèm theo, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng kèm theo, bác sĩ có thể kê đơn với các loại thuốc như:

  • Thuốc hạ sốt giảm đau như: Paracetamol, Ibuprofen (Acetaminophen),…
  • Thuốc giảm ho, nghẹt mũi: Dextromethorphan HBr (thuốc giảm ho – không dùng cho trẻ <2 tuổi), Clorpheniramin maleat (thuốc giảm nghẹt mũi – không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi), thuốc kháng histamine,…
  • Sản phẩm hỗ trợ: Oresol (thuốc bổ sung điện giải), vitamin và khoáng chất,…
Tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ uống thuốc điều trị sổ mũi mà không có hướng dẫn từ bác sĩ
Tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ uống thuốc điều trị sổ mũi mà không có hướng dẫn từ bác sĩ

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi có nên tắm không?

Nhiều người cho rằng, trẻ bị hắt hơi, sổ mũi cần hạn chế tắm để không bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc tắm bằng nước ấm có thể hữu ích với trẻ đang bị hắt hơi, sổ mũi.

Trước hết, tắm nước ấm có tác dụng làm thư giãn các dây thần kinh và cơ bắp; giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Thứ 2, hơi nước ấm có thể làm ẩm niêm mạc mũi, làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp thông thoáng đường thở.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Hệ thống miễn dịch của trẻ cần thời gian dài để hoàn thiện. Vì vậy, nếu trẻ bị sổ mũi, hắt hơi mà không có biểu hiện nặng hơn hoặc có biểu hiện giảm dần thì bệnh sẽ dứt sau khoảng 10 – 14 ngày.

Nếu triệu chứng bệnh của trẻ không thuyên giảm và xuất hiện thêm các triệu chứng khác, cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao hơn 38 độ
  • Thay tã ít hơn so với mọi ngày
  • Khó thở
  • Ho kéo dài
  • Mũi mũi đặc, có màu nâu, đỏ, đen hoặc màu xanh lá trong nhiều ngày
  • Trẻ khóc bất thường hoặc kéo dài không nín
  • Bị đau tai, đau đầu dữ dội
  • Khó ngủ

Cha mẹ cần lập tức đưa con đến bệnh viện khi trẻ có biểu hiện:

  • Ho nhiều gây nôn
  • Khó thở hoặc thở nhanh, ngắn
  • Móng tay và môi có màu tím tái (dấu hiệu của mức oxy trong máu thấp)

Hầu hết các trường hợp trẻ bị hắt hơi, sổ mũi không quá nghiêm trọng và có thể được điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ không nên vì thế mà lơ là. Thay vào đó, cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con thường xuyên để nhận biết các vấn đề bất thường, đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhịp tim trẻ em bình thường là bao nhiêu? Cách đo thế nào
Trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Sự thật khiến mẹ bất ngờ!