Thủy đậu là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng. Không chỉ xuất hiện các nốt phát ban, thủy đậu còn gây nên nhiều triệu chứng khó chịu khác. Vậy thủy đậu có sốt không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Cách nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh do virus thuộc họ Herpesviridae gây ra nên có khả năng lây lan mạnh. Thậm chí ngay từ khi người bệnh chưa xuất hiện triệu chứng, virus hoạt động trong cơ thể cũng có thể lây nhiễm sang cho người xung quanh. Vì vậy, trước khi giải đáp “thủy đậu có sốt không?”, hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ đẻ giúp ba mẹ sớm nhận biết nhé!
Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh kéo dài, sau 10 – 21 ngày tiếp xúc với virus, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Cụ thể, bệnh sẽ tiến triển qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn ủ bệnh
Tùy thuộc vào sức đề kháng của trẻ nhỏ mà thời gian ủ bệnh ở mỗi người không giống nhau, trung bình kéo dài từ 10 – 20 ngày.
Giai đoạn phát bệnh
Khi bắt đầu phát bệnh, trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, chảy nước mũi, đau họng. Vài ngày sau đó, trên da bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban đỏ, với đường kính vài mm, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ còn xuất hiện hạch trong niêm mạc miệng hoặc sau tai.
Giai đoạn toàn phát
Nốt ban đỏ chuyển thành mụn nước, có chứa dịch màu trắng hoặc trắng đục, trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch sẽ kèm theo mủ. Ban mọc nhiều ở vùng liên bả, nách, bên sườn, có khi dày đặc ở mặt và thân, chân tay thì ít bị hơn.
Các mụn nước chứa đầy chất lỏng hình thành trong khoảng 1 ngày, sau đó vỡ ra, khô, bong vảy và dần hồi phục sau 7 – 10 ngày.
Giai đoạn hồi phục
Nếu bệnh thủy đậu không có biến chứng, các mụn nước sẽ khô dần và rụng sau 1- 3 tuần, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nhiễm trùng mụn nước thì có thể để lại sẹo sau một thời gian dài hoặc vĩnh viễn.
Thủy đậu có sốt không?
Trẻ bị thủy đậu thường có triệu chứng sốt: trẻ nhỏ thường bị sốt nhẹ, biếng ăn; trẻ lớn hơn thường bị sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn và nôn ói.
Trẻ bị thủy đậu sốt mấy ngày? Tùy vào cơ địa, thời gian sốt của trẻ thường kéo dài 2 – 3 ngày. Nếu thời gian sốt kéo dài hơn, đồng thời trẻ sốt cao trên 30 độ và có những biểu hiện như thở khó khăn, mê man, co giật,… thì cần đưa đến gặp bác sĩ ngay. Bởi rất có thể trẻ đã gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh, rất cần can thiệp và xử lý kịp thời.
Cách hạ sốt khi bị thủy đậu
Đến đây hẳn phụ huynh đã biết trẻ bị thủy đậu có sốt không? Cơn sốt do thủy đậu gây ra không nguy hiểm, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, ba mẹ cần hạ sốt cho bé theo các cách sau:
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Đây là một trong những cách hạ sốt cho trẻ nhanh và hiệu quả được ba mẹ áp dụng. Lưu ý liều dùng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc vào cân nặng và độ tuổi. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Bổ sung vitamin C là mẹo giúp trẻ hạ sốt tại nhà hiệu quả. Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ thông qua khẩu phần ăn uống với các món ăn hoặc thức uống từ trái cây như quýt, cam, bưởi,…
- Lau người cho trẻ bằng nước ấm. Việc làm này không chỉ làm hạ nhiệt cơ thể mà còn giúp bé cảm thấy thoải mái hơn
- Nghỉ ngơi là cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả. Hầu hết trẻ bị sốt do thủy đầu đều cảm thấy mệt mỏi, đau nhức. Trong thời gian này, ba mẹ nên để bé nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, kín gió, yên tĩnh
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Bởi lớp vải dày sẽ ngăn chặn quá trình thân nhiệt giảm xuống mức bình thường
- Cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm cùng các loại nước uống trái cây tươi, sữa, sữa chua,… để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Thủy đậu có sốt không? Sốt chỉ là một trong những triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ. Vì vậy, để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng thuốc kháng histamin để chống ngừa
- Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi có triệu chứng bội nhiễm
- Giữ da bé luôn khô sạch để phòng bội nhiễm
- Cắt móng, tay móng chân, nhắc nhở bé để không chạm vào nốt mụn, gây vỡ và tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Vệ sinh họng cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày
- Chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 lên vị trí các nốt mụn bị loét
- Đảm bảo mặc đủ ấm, tránh gió, ăn uống đủ chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin để tăng đề kháng cho cơ thể
- Cho trẻ tiêm phòng thủy đậu theo lịch quy định để ngăn ngừa hiệu quả
Tìm kiếm liên quan: thủy đậu sốt mấy ngày, trẻ bị thủy đậu sốt mấy ngày, cách hạ sốt khi bị thủy đậu,…