Sốt siêu vi phát ban ở trẻ: Những lưu ý không thể bỏ qua!

01/11/2022

Giao mùa là thời điểm thuận lợi cho các siêu vi trùng phát triển và gây bệnh. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng sốt siêu vi phát ban ở trẻ. Dưới đây là những thông tin hữu ích về bệnh lý này ở trẻ. Phụ huynh hãy cùng theo dõi nhé!

Sốt siêu vi phát ban ở trẻ: Những lưu ý không thể bỏ qua!
Sốt siêu vi phát ban ở trẻ: Những lưu ý không thể bỏ qua!

Sốt siêu vi phát ban là gì?

Sốt siêu vi kèm phát ban chỉ tình trạng sốt do nhiều loại virus khác nhau gây ra, chẳng hạn như Enterovirus, Rhinovirus, virus cúm, Adenovirus,… So với các loại sốt khác thường gặp ở trẻ (sốt tiêm phòng, sốt mọc răng,…), triệu chứng do sốt virus có thể kéo dài hoặc lặp lại. Sau giai đoạn sốt, trẻ sẽ xuất hiện các nốt phát ban trên da. Triệu chứng này thường dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với bệnh sởi hay sốt xuất huyết.

Bệnh sốt siêu vi phát ban nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, tổn thương não, nhiễm trùng đường hô hấp,… Vì vậy, đừng chủ quan với những dấu hiệu khi trẻ bị bệnh nhé!

Nguyên nhân sốt siêu vi phát ban

Sốt siêu vi phát ban là bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu, điển hình như trẻ nhỏ. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và gây hại. Một số tác nhân gây sốt siêu vi ở trẻ em có thể kể đến như:

Sốt siêu vi do nhiều các chủng virus khác nhau gây ra
Sốt siêu vi do nhiều các chủng virus khác nhau gây ra
  • Enterovirus: Gây sốt phát ban, bệnh tay – chân – miệng, sốt cấp tính và bệnh Bornholm
  • RSV: Gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi
  • Phó cúm: Gây viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng và cảm lạnh
  • Virus cúm A, B: Gây cúm thông thường, viêm mũi – họng, viêm phổi
  • Coronavirus: Gây viêm họng, cảm lạnh. Bệnh có thể trở nặng gây tổn thương phổi, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng
  • Rhinovirus: Gây viêm tai, viêm xoang, cảm lạnh, viêm phổi, viêm phế quản và hen suyễn

Những loại virus này có kích thước rất nhỏ, dễ dàng lây lan qua không khí khi trẻ nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Tuy nhiên, một số virus khác lại lây truyền qua vật trung gian (muỗi, bọ chét, ve), ví dụ như virus Zika.

 

Triệu chứng sốt siêu vi phát ban

Sốt siêu vi kèm phát ban có triệu chứng khá tương đồng với các bệnh sốt thường gặp. Phụ huynh nên đặc biệt chú ý đến những triệu chứng dưới đây để kịp thời xử lý:

Xem ngay:  Nguyên nhân và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt cao

Đây là triệu chứng điển hình của sốt siêu vi phát ban. Mức độ sốt có thể khác nhau, tùy theo tác nhân nhân gây bệnh và thể trạng của mỗi bé. Thông thường, thân nhiệt đo được dao động trong khoảng 38 – 39 độ C. Một số trường hợp trẻ có thể sốt lên đến 40 độ C và thường trở nặng về đêm và sáng sớm.

Sốt siêu vi phát ban gây sốt cho trẻ từ nhẹ đến nặng
Sốt siêu vi phát ban gây sốt cho trẻ từ nhẹ đến nặng

Phát ban

Hiện tượng này thường xuất hiện sau giai đoạn sốt từ 2 – 3 ngày. Lúc này, trẻ đã qua giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh. Trẻ bị phát ban sẽ cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy. Nếu được chăm sóc đúng cách, các nốt ban sẽ tiêu biến dần và không để lại vết tích trên da.

Ho, chảy nước mũi, ngạt mũi

Trẻ bị sốt siêu vi phát ban còn có thể xuất hiện tình trạng viêm đường hô hấp, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi. Cha mẹ cần chú ý vệ sinh, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác để tránh làm lây bệnh.

Sốt siêu vi phát ban mấy ngày thì khỏi?

Nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và thắc mắc “trẻ bị sốt siêu vi mấy ngày khỏi?”. Theo các chuyên gia, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, sốt siêu vi phát ban không phải vấn đề quá đáng lo. Thông thường, trẻ sẽ nhanh chóng hạ sốt sau 2 – 3 ngày, hết phát ban sau 2 – 4 ngày. 

Nhìn chung, nếu trẻ bị sốt siêu vi phát ban không ho, nghẹt mũi thì có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau 5 – 7 ngày. Ngược lại, nếu có các triệu chứng đi kèm, sốt siêu vi sẽ kéo dài 1 – 2 tuần sẽ khỏi và không gây nguy hiểm đến bé.

Điều trị sốt siêu vi phát ban ở trẻ em như thế nào?

Các biện pháp đối phó với bệnh sốt siêu vi kèm phát ban ở trẻ là:

Hạ sốt

  • Nới lỏng quần áo, bỏ bớt chăn, cho trẻ mặc quần áo thoải mái để cơ thể hạ nhiệt
  • Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, phụ huynh có thể cho uống thuốc hạ sốt paracetamol. Thuốc có ưu điểm là hạ sốt nhanh, ít tác dụng phụ và có thể dùng cho mọi đối tượng

Lau mát

Trong khi chờ thuốc hạ sốt phát huy tác dụng, mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm. Cách lau mát cho trẻ như sau:

  • Chuẩn bị 4 chiếc khăn mềm và 1 chậu nước ấm
  • Nhúng khăn vào chậu nước, vắt kiệt rồi lau nhẹ nhàng trên khắp cơ thể. Nhất là các vùng da như nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân và trán
  • Thực hiện lau mát cho bé 15 – 30 phút, ngưng thực hiện khi nhiệt độ trẻ dưới 38 độ C
Lau mát người cho trẻ - phương pháp hạ sốt cực kỳ hiệu quả
Lau mát người cho trẻ – phương pháp hạ sốt cực kỳ hiệu quả

Lưu ý: Phương pháp hạ sốt này chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Bên cạnh đó, tuyệt đối không được dùng nước lạnh hay nước để lau người cho trẻ. Điều này có thể làm mạch máu co lại, khí tản nhiệt.

Xem ngay:  Trẻ sốt siêu vi có kiêng tắm không? Làm gì để bệnh nhanh khỏi?

Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì?

Để các nốt ban nhanh chóng tiêu biến, cũng như cho trẻ hết ngứa ngáy, khó chịu, phụ huynh có thể tắm cho trẻ bằng các loại lá thảo dược như: Lá kinh giới, lá tía tô, lá trà xanh, lá khổ qua rừng,…

Tất cả những loại lá này đều có tính mát, giúp làm sạch, kháng khuẩn và hạ sốt cho bé nhanh chóng.

Bù nước và dinh dưỡng

Sốt cao có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái mất nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, việc bù nước kịp thời đóng vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể làm việc trơn tru. Đồng thời hạ sốt cho bé nhanh chóng. Mẹ có thể cho bé uống các loại nước trái cây, nước canh rau củ hoặc thức uống bù điện giải.

Về dinh dưỡng, mẹ chú ý ưu tiên chế biến cho bé các món ăn dễ nhai, dễ tiêu để con hấp thụ một cách tốt nhất.

Trẻ bị co giật xử lý thế nào?

Trẻ nhỏ sốt trên 39.5 độ C có thể xảy ra tình trạng co giật. Vậy mẹ phải xử lý thế nào khi con bị co giật?

  • Đặt trẻ nằm nghiêng để thở dễ dàng, tránh hít đờm gây sặc
  • Lau mát người bằng nước ấm
  • Cho bé dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn
  • Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời
Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật
Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

Trẻ bị sốt siêu vi khi nào cần đến bệnh viện?

Trẻ cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt siêu vi phát ban
  • Sốt trên 2 ngày không hạ
  • Trẻ bị sốt kèm nốt xuất huyết ở da hoặc mụn nước lòng bàn tay, bàn chân
  • Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức
  • Trẻ bị khó thở, ho dữ dội

Các biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi phát ban ở trẻ em

Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm siêu vi trùng lúc giao mùa như sau:

  • Giữ ấm cho trẻ, mang mũ, quàng khăn khi đi ra ngoài trời lạnh
  • Không cho trẻ chơi lâu ngoài trời nắng, dầm mưa hoặc tắm quá lâu
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi có nguy cơ bệnh dịch cao. Không để trẻ tiếp xúc với người bệnh
  • Ăn uống lạnh mạnh, đầy đủ dinh dưỡng
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, nhất là những khu vực trẻ hay lui tới
  • Tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo độ tuổi

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ bị sốt siêu vi phát ban. Thay vào đó chăm sóc con đúng cách, cho uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Đồng thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý, giúp sức khỏe của trẻ sớm bình phục.

Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em là gì?
Các loại hạt giàu Omega 3 hơn cả cá hồi!