Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em là gì?

31/10/2022

Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em được đề cập liên tục trong thời gian gần đây. Bệnh thường xuất hiện khi giao mùa và các triệu chứng khá giống với cảm lạnh nên nhiều cha mẹ nhầm lẫn, chủ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển của trẻ.

  • Tiêm phòng cúm có phòng được cúm A không?
  • Trẻ bị cúm A sốt mấy ngày?
Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em là gì?

Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em là gì?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em được xác định là do lây nhiễm virus cúm A qua đường hô hấp. Bệnh do virus cúm A gây nên, kèm theo rất nhiều triệu chứng điển hình như: ho, sốt, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau tai, đau mắt, mắt đỏ,…

Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em được xác định là do lây nhiễm virus cúm A qua đường hô hấp
Nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em được xác định là do lây nhiễm virus cúm A qua đường hô hấp

Virus cúm A có hệ gen RNA sợi đơn âm với 8 phân đoạn gen riêng biệt, mã hóa cho 11 protein khác nhau của virus. Vỏ của virus cúm A có 2 kháng nguyên: kháng nguyên trung hòa N và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H. Đến nay, các nhà hoa học đã tìm được 9 loại kháng nguyên N và 15 loại kháng nguyên H.

Những phân tuýp khác nhau của virus cúm A được tạo nên do những tổ hợp khác nhau của những loại kháng nguyên. Virus cúm A có thể thay đổi kháng nguyên khi con người sống gần khu vực chăn nuôi lợn và gia cầm, điển hình là gà. Trong 30 phút ở nhiệt độ 60 độ C và 3 giờ ở 56 độ C, virus cúm A có thể bị giết chết.

Virus bám trên các bề mặt có thể bị tiêu diệt bởi các chất tẩy uế thông thường. Nếu có độc lực cao, virus cúm A có thể tồn tại rất lâu trong môi trường. Trong điều kiện đóng băng, virus cúm A có thể tồn tại trong nhiều năm. Ở nhiệt độ 4 độ C, virus cúm A tồn tại ít nhất khoảng 35 ngày.

Xem ngay:  Giải Đáp Thắc Mắc “Trẻ Chậm Nói Phải Làm Sao?”

Các chủng virus cúm A phổ biến gồm: A/H1N1, A/H5N1, A/H3N2, A/H7N9. Chủng cúm A/H1N1 được WHO ghi nhận vào năm 2009. “Cúm lợn” là tên ban đầu của chủng này. Cúm A/H1N1 có tốc độ lây lan cực nhanh, dễ trở thành đại dịch. Chủng này có khả năng gây bội nhiễm, suy đa tạng, viêm phổi nặng, thậm chí tử vong.

Chủng A/H5N1 bùng phát vào năm 1997 và trở thành đại dịch kinh hoàng trong lịch sử nhân loại vì đã giết chết hàng chục triệu gia cầm. Năm 2003 – 2008, đã có vài trăm người tử vong do cúm A/H5N1, chủ yếu thuộc các quốc gia châu Á.

Chủng cúm A/H3N2 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968 tại Mỹ, lây lan theo dạng virus cúm A theo mùa. Đây là chủng virus cúm A gây nên đại dịch khiến khoảng 100.000 người Mỹ và 1 triệu người dân trên thế giới tử vong. Chủng này có thể lây nhiễm cho người, chim và các loài động vật có vú.

Chủng virus cúm A/H7N9 được phát hiện lần đầu tại Trung Quốc. Đây là chủng virus có độc tính rất cao và khả năng lây rất nhanh sang người. Trong cơ thể người, virus cúm A/H7N9 tồn tại trong phân, nước mắt, nước bọt, nước mũi và nhân lên nhanh chóng trong hệ tiết niệu, sinh sản, tiêu hóa, hô hấp.

Virus cúm A nói chung thường lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác, trẻ em cũng không ngoại lệ. Loại virus này có nhiều trong cổ họng, nước bọt và nước mũi. Theo đó, trẻ sẽ bị dính giọt bắn li ti khi người bị cúm A nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.

Những trẻ có nguy cơ cao mắc cúm A là trẻ có miễn dịch kém, chưa được tiêm vaccine, tiếp xúc thường xuyên với người có nguy cơ cao hoặc đang mắc cúm A. Ngoài ra, trẻ bị cúm A là do thường xuyên cắn hay cầm vào đồ vật dính virus cúm A rồi đưa lên miệng và mũi.

Xem ngay:  Bệnh Tăng Động Có Chữa Khỏi Không

Phòng bệnh cúm A ở trẻ em như thế nào?

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A khi giao mùa. Hiểu được nguyên nhân cúm A ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng và ngăn ngừa bệnh lây lan. Đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch hay mắc bệnh liên quan đến gan, tim, phổi, thận,… thì việc phòng bệnh có ý nghĩa quan trọng.

Cách đơn giản và hiệu quả đó là tiêm vaccine cúm A cho trẻ mỗi năm. Vaccine cúm A có khả năng bảo vệ cơ thể đến 97% khi bị virus tấn công. Ngoài ra, để phòng bệnh cúm A ở trẻ em, cha mẹ nên chú ý vệ sinh cơ thể và chăm sóc dinh dưỡng, cụ thể như sau:

  • Bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với mỗi trẻ
  • Không nên cho trẻ ngậm đồ vật hay đưa tay vào miệng
  • Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ mỗi ngày, chú ý đến tai, mũi, họng
  • Thường xuyên cho trẻ vận động để nâng cao sức đề kháng
  • Duy trì độ ẩm tối thiểu là 50%, nhiệt độ phòng trên 20 độ C
  • Cha mẹ nên hạn chế đưa trẻ đến những nơi tập trung đông người
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có nguy cơ hoặc đang mắc cúm A
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám nếu thấy xuất hiện triệu chứng cúm A

Bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em, từ đó phòng bệnh hiệu quả hơn. Nếu còn băn khoăn về bệnh cúm A ở trẻ em, hãy comment bên dưới để được giải đáp chi tiết.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Trẻ 6 tuổi biếng ăn: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Sốt siêu vi phát ban ở trẻ: Những lưu ý không thể bỏ qua!