So Sánh Omega Thực Vật Và Omega Động Vật – Nên Dùng Loại Nào Là Tốt Nhất?

15/10/2022

Ai cũng biết Omega là acid béo quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn đầu đời. Thế nhưng, chúng ta nên bổ sung Omega từ nguồn nào? Động vật hay thực vật thì sẽ tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn so sánh Omega thực vật và Omega động vật để tìm ra lựa chọn tối ưu nhất. Cùng theo dõi nhé!

So sánh Omega thực vật và Omega động vật - Nên dùng loại nào là tốt nhất?
So sánh Omega thực vật và Omega động vật – Nên dùng loại nào là tốt nhất?

Omega 3, 6 có vai trò như thế nào đối với sức khỏe

Khoa học chia chất béo thành 2 dạng là chất béo tốt và chất béo xấu. Omega 3, 6 là một dạng chất béo không bão hòa đa, là chất béo tốt có lợi cho sức khỏe. Chúng sở hữu những công dụng riêng như sau:

Omega 3

Đây là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên màng tế bào. Nếu thiếu nó, cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường.

Bổ sung lượng Omega 3 cần thiết sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh. Bởi chúng sẽ giúp sản sinh cholesterol HDL “tốt”, giảm triglyceride, ổn định huyết áp và ngăn chặn sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạnh.

Vai trò của Omega 3
Vai trò của Omega 3
  • Đây cũng là một chất rất tốt cho trí nhớ con người, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tâm thần.
  • Đặc biệt, Omega 3 còn là acid béo quan trọng cho sự phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh, giúp bé thông minh, sáng mắt.
  • Thiếu hụt Omega 3 là nguyên nhân chính gây ra tình trạng béo phì, mỡ gan, đái tháo đường,…

Omega 6

Omega 6 thường được tiêu thụ qua đường ăn uống. Khi đi vào cơ thể, phần lượng Omega 6 sẽ được chuyển hóa thành một axit béo khác gọi là acid dihomo-gamma-linolenic (DGLA). Từ đó tạo ra năng lượng cho tế bào hoạt động bình thường. Một số lợi ích của Omega 6 đối với sức khỏe con người:

  • Nâng cao sức đề kháng cũng như khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Cải thiện triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.
  • Phát triển trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ và tập trung của trẻ ở độ tuổi đi học.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.
  • Chống viêm, tăng cường sức khỏe cơ xương.

Có thể nói Omega3 và Omega 6 là những axit béo vô cùng thiết yếu, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả chính là bổ sung nguồn axit béo này từ đâu? Từ thực vật hay động vật thì tốt hơn? Đặc biệt, khi cha mẹ muốn bổ sung các loại axit béo cho trẻ thì điều này càng cần lưu ý.

Xem ngay:  Nguyên nhân bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh và cách xử lý

Bổ sung Omega từ những nguồn nào?

Cơ thể chúng ta có thể bổ sung Omega từ 2 nguồn, đó là từ động vật và thực vật. Dưới đây là một số thực phẩm giàu Omega:

Omega từ thực vật

🟢Hạt lanh (Omega 3: 570mg, Omega 6: 148mg):

Ngoài nguồn acid béo Omega 3, omega 6. Hạt lanh còn chứa rất nhiều chất xơ, Magie, Vitamin E và các dinh dưỡng thiết yếu khác. Đây là loại hạt có tỷ lệ Omega 6/Omega 3 hoàn hảo cho cơ thể mà ít thực phẩm có được.

Chỉ cần cho bé ăn 2g hạt lanh mỗi ngày là bạn đã cung cấp cho con được Omega 3: 570mg, Omega 6: 148mg rồi!

🟢Quả óc chó (Omega 3: 9079 mg, Omega 6: 38092 mg)

Quả óc chó là nguồn bổ sung Omega 3, 6 lớn cho cơ thể. Tuy nhiên, đó là hàm lượng cho 100g óc chó. Bình thường, ít ai có thể ăn được từng đó hạt óc chó 1 lần cả, tối đa là khoảng 1/10 mức đó thôi. Bởi giá hạt óc chó cũng không hề rẻ để có thể ăn được 1 lần như vậy đúng không?

Omega thực vật
Omega thực vật

🟢Đậu nành (Omega 3: 1443 mg, Omega 6: 10675 mg)

Bên cạnh Omega 3 và Omega 6, đậu nành cũng chứa một lượng vitamin D, folate, magie, kali,… không hề nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ Omega 6/Omega 3 có trong đậu nành lại chênh lệch nhau khá lớn. Vì vậy, bạn không nên chỉ sử dụng đậu nành để bổ sung Omega 3.

🟢Ngoài ra, còn rất nhiều thực phẩm chứa Omega 3,6 khác như: đậu lăng (Omega 3: 109mg, Omega 6: 404mg), đậu hải quân (Omega 3: 538mg, Omega 6: 335mg), rau chân vịt (Omega 3: 138mg, Omega 6: 26mg).

Omega động vật

🟢Cá thu (Omega 3: 2670mg, Omega 6: 219mg)

Ngoài nguồn Omega 3 cao, cá thu còn là nguồn cung cấp vitamin B12 cực tốt cho sức khỏe con người.

🟢Cá hồi (Omega 3: 2018 mg, Omega 6: 172mg)

Đây là thực phẩm giàu omega 3 nhất hành tinh. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, ăn nhiều cá hồi sẽ giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh tim, trầm cảm và giả, trí nhớ.

Omega động vật
Omega động vật

🟢Cá mòi (Omega 3: 1480, Omega 6: 2544mg)

Cá mòi rất nhỏ, vì vậy chúng thường được chế biến dưới dạng đóng hộp. Không chỉ giàu Omega 3, cá mòi còn là thức ăn chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con người vitamin B12, vitamin D, Selen,…

🟢Ngoài ra, bạn có thể bổ sung hàm lượng Omega 3, Omega 6 từ động vật qua một số thực phẩm khác như: trứng cá (Omega 3: 6789 mg, Omega 6: 81mg), cá cơm (Omega 3: 1256mg, Omega 6: 82.5mg), hàu (Omega 3: 672mg, Omega 6: 58mg)

So sánh Omega thực vật và động vật – Nên bổ sung loại nào?

Có dễ sử dụng không?

Omega từ động vật – điển hình là các loại dầu cá, mùi vị thường không dễ uống một chút nào. Chúng có vị tanh của cá, vì thế việc ép trẻ uống Omega từ dầu cá là rất khó, bé sẽ dễ bị nôn, trớ và gây kích ứng tới hệ tiêu hóa. Từ đó khiến dưỡng chất không được hấp thụ một cách tối ưu.

Xem ngay:  Nhận diện trẻ tăng động, chậm nói, bố mẹ cần hành động ngay!

Còn đối với Omega thực vật lấy từ các loại hạt, ngũ cốc,.. thì hoàn toàn ngược lại. Thông thường, dầu từ các loại thực vật sẽ không có mùi vị, không tanh như vị của dầu cá. Chính vì thế, loại này được rất nhiều các mẹ có con biếng ăn, hệ tiêu hóa không tốt ưa chuộng.

An toàn

So sánh Omega thực vật và Omega động vật
So sánh Omega thực vật và Omega động vật

Hiện nay, rất nhiều gia đình ngại ăn cá biển. Bởi cá sống ngoài biển thường bị nhiễm độc thủy ngân. Về mặt lý thuyết, khi cơ thể con người sử dụng các chế phẩm từ cá đã nhiễm độc thủy ngân sẽ gây phá hủy dây thần kinh. Từ đó dẫn đến một loạt hệ lụy xấu tới sức khỏe.

Trong tự nhiên, thủy ngân tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Nhưng nguy hiểm nhất là methyl thủy ngân. Sự tích tụ này càng lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ, tác động trực tiếp tới vận động, khả năng nhận tiếp và cảm xúc của trẻ.

Còn với nguồn Omega thực vật, việc bổ sung sẽ không gây hại cho cơ thể. Bởi nó được tìm từ nguồn từ nhiên và đặc biệt không gây nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

Bên cạnh đó, Omega từ thực vật như các loại hạt, đậu, ngũ cốc,… còn chứa hàm lượng vitamin E dồi dào. Đây là chất “bảo vệ” giữ cho thực phẩm không bị hư, luôn tươi.

👉👉👉 Fitobimbi Omega Junior – Cung cấp Omega 3 cho bé – Chiết xuất từ thực vật

Trong khi đó, Omega từ động vật lại không có được điều này. Các bạn có thể thấy dầu cá thường rất nhanh bị thiu, nếu không chú ý tới hạn sử dụng, người dùng sẽ có thể bị bị đau bụng.

Hiệu quả sử dụng

Omega có trong dầu cá đa phần là những chuỗi acid béo dài. Trong khi đó, Omega trong thực vật, cụ thể là từ các loại ngũ cốc, hạt thì lại là những chuỗi ngắn hơn, khả năng liên kết kém hơn so với Omega trong cá.

Tuy nhiên, những chuối ngắn omega-3 axit alpha-linolenic (ALA) khi đi vào cơ thể lại được biến đổi thành chuỗi axit béo dài, tạo ra hiệu ứng nhanh không kém gì so với Omega có trong cá.

Qua những so sánh trên mẹ có thể thấy ưu nhược điểm của Omega thực vật và động vật để quyết định bổ sung nguồn Omega từ đâu cho con mình rồi đúng không? Mẹ hãy lưu ý về yếu tố an toàn và hiệu quả để giúp con bổ sung đúng và có lợi cho sức khỏe nhé!

Những Thực Phẩm Giúp Trẻ Tăng Động Tập Trung Cao, Học Tập Tốt
Thuốc Bổ Não Cho Trẻ Chậm Phát Triển Có Phải Là “Phép Cộng” Cho Sự Thông Minh?