Nguyên nhân bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh và cách xử lý

13/12/2022

Bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh không phải tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là vào mùa hè. Cùng Betapnoi tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nguyên nhân bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh và cách xử lý
Nguyên nhân bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh và cách xử lý

Vì sao bé nằm điều hòa bị nghẹt mũi?

Điều hòa đã trở thành “vị cứu tinh của mỗi gia đình vào mùa hè, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó lại mang đến cho cha mẹ nỗi lo con bị ho, viêm họng, nghẹt mũi,… Vậy tác nhân nào khiến bé nằm điều hòa bị nghẹt mũi?

Độ ẩm không khí giảm

Nguyên lý làm máy của điều hòa là đưa luồng không khí đi qua bộ phận làm lạnh. Lúc này, hơi ẩm trong không khí gặp nhiệt độ thấp sẽ hóa lỏng và đi ra ngoài theo đường xả nước. Do đó, nếu bật điều hòa, không khí trong phòng sẽ bị khô. Điều này dễ khiến trẻ gặp các vấn đề hô hấp. Nhẹ thì sẽ bị nghẹt mũi nhẹ, khô họng, nặng thì có thể bị ho, cảm lạnh.

Gió điều hòa phả thẳng vào đầu

Chọn vị trí nằm hay lắp đặt điều hòa không thích hợp có thể dẫn đến bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh. Đặc biệt, nếu bạn cài đặt điều hòa ở chế độ quạt gió, hướng điều hòa tạt vào người rất dễ sinh bệnh.

Gió điều hòa phả thẳng vào đầu
Gió điều hòa phả thẳng vào đầu

Điều hòa không được bảo trì định kỳ

Điều hòa không được bảo trì thường xuyên đồng nghĩa với việc bộ phận lọc không khí ngày càng ẩm mốc, bám bụi. Khi bật điều hòa, bụi bẩn, vi khuẩn, virus sẽ theo luồng không khí phát tán khắp phòng. Dẫn đến bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh.

Xem ngay:  Rối Loạn Ngôn Ngữ Là Gì? Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Phòng ít mở cửa sổ

Nếu trẻ bị nghẹt mũi khi nằm điều hòa thì có thể do phòng đóng cửa quá chặt. Phòng không có lỗ thông gió sẽ hạn chế trao đổi không khí giữa bên ngoài và bên trong. Từ đó dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn gây ngạt mũi.

Biểu hiện nghẹt mũi do ngủ máy lạnh

Các biểu hiện giúp mẹ nhận biết trẻ nghẹt mũi do nằm điều hòa là:

  • Sổ mũi, chảy nước mũi: Trẻ thường gặp tình trạng chảy nước mũi trong. Nếu nước mũi có màu vàng đục thì khả năng cao niêm mạc mũi đã bị viêm, phù nề
  • Nghẹt mũi: Bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh có thể bị 1 bên hoặc cả 2 bên mũi. Điều này khiến trẻ khó thở, thậm chí phải thở bằng miệng
  • Ho, viêm họng, đau họng: Bé bị nghẹt mũi do nằm máy lạnh nên phải há miệng thở. Luồng không khí lạnh làm khô miệng nên dây đau họng, ho, thậm chí viêm họng
  • Hắt hơi: Niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm. Khi gió điều hòa thổi vào mũi sẽ gây kích ứng, hắt hơi
Biểu hiện bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh
Biểu hiện bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh

Tuyệt chiêu giúp bé nằm điều hòa vô tư

Để bật nằm điều hòa “tẹt ga” mà không lo bé bị “ốm”, cha mẹ cần nắm vững những nguyên tắc sau:

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Như đã nói ở trên, nhiệt độ lạnh đồng nghĩa với không khí khô. Đây là “thủ phạm” hàng đầu gây nghẹt mũi và viêm mũi. Để cải thiện chất lượng không khí, mẹ nên đặt trong phòng ngủ bé chiếc máy tạo độ ẩm. Hơi nước sẽ khuếch tán trong không khí, giúp mũi trẻ không còn bị khô và hoạt động tốt hơn.

Cho bé uống nước đầy đủ

Nằm điều hòa sẽ khiến mũi bé bị khô, làm suy giảm, thiếu hụt chất lỏng.. Vì vậy, việc bổ sung nước cho trẻ là điều cần thiết, giúp mô mũi hoạt động hiệu quả, tránh bị tổn thương.

Xem ngay:  Bố Mẹ Có Biết Cho Trẻ Ăn Gì Thông Minh Hơn Các Bạn Cùng Lứa
Cho bé uống nước đầy đủ
Cho bé uống nước đầy đủ

Xịt nước muối khoáng

Đây là mẹo rất hay giúp tránh được tình trạng bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh. Mẹ nên chọn loại xịt khoáng dành riêng cho bé để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Không bật điều hòa 24/24

Bật điều hòa 24/24 sẽ khiến không khí trong phòng bị tù đọng, không tốt cho hệ hô hấp của các bé. Vì vậy, mỗi ngày, bạn nên tắt điều hòa ít nhất 2 lần, đồng thời mở hết các cửa, bật quạt để đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Hơn hết là để đón ánh nắng, tránh ẩm mốc, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Không để gió điều hòa thốc thẳng vào mặt bé

Hệ hô hấp của trẻ còn non yếu nên dễ nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Việc gió điều hòa phả thẳng trực tiếp về phía trẻ, đặc biệt là phần mặt, đầu và chân tay sẽ dẫn đến nguy nhiễm lạnh có nguy mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi,… Với những triệu chứng phổ biến như đau họng, sốt, ngạt mũi, ho,… Vì vậy, để tránh tình trạng bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh, phụ huynh nên chọn vị trí lắp đặt điều hòa thích hợp, không gần với giường ngủ của bé.

Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm mũi nếu không khí trong phòng có các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, loại dung dịch này còn có khả năng làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp bé dễ thở, hô hấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng, bởi rửa mũi thường xuyên sẽ làm mất đi lớp dịch nhầy tự nhiên, dẫn đến khô mũi, dễ kích ứng.

Trên đây là một số cách khắc phục bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ trở nên hữu ích cho mẹ trên hành trình chăm sóc bé yêu!

Trẻ mút tay có ý nghĩa gì? Sự thật khiến mẹ bất ngờ!
Nợ miễn dịch – Nguyên nhân trẻ ốm triền miên sau Covid-19