Phương pháp hỗ trợ và điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý

14/10/2022

Rối loạn tăng động giảm chú ý là rối loạn thường gặp ở trẻ em, . Hhiện đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đâyu. Đặc tính nổi bật nhất là trẻ thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, mất kiểm soát những hành động thái quá, phấn khích, kích động… Những rối loạn này thường gây hậu quả nặng nề đến học tập, công việc và quan hệ xã hội của trẻ sau này…Vậy mẹ phải làm gì để hỗ trợ điều trị và can thiệp cho con hiệu quả nhất? 

Biểu hiện của tăng động giảm chú ý ở trẻ

Hiếu động quá mức

Trẻ hoạt động liên tục, không có giây phút nghỉ ngơi, không biết mệt.

Nếu buộc phải ngồi xuống thì trẻ không ngừng cựa quậy, làm ồn, không màng đến lời dọa nạt của người lớn, không biết đến nguy hiểm.

Khả năng tập trung kém

Khả năng tập trung của trẻ bị tăng động giảm chú ý rất kém, không chịu lắng nghe và làm theo hướng dẫn của người lớn, rất ít khi thực hiện được việc gì đó trọn vẹn.

Trẻ có thể thích thú với nhiều thứ, tuy nhiên không được lâu mà thường có xu hướng bỏ dở giữa chừng hoặc chuyển từ việc này sang việc khác.

Trẻ dễ bị phân tâm bởi một vật hay một điều gì đó xảy ra xung quanh.

Gặp khó khăn trong giao tiếp, đôi khi đang nói chuyện với trẻ hoặc trẻ nói chuyện với bố mẹ, thầy cô giảng bài nhưng yêu cầu trẻ nhắc lại thì trẻ không nhớ.

Kết quả học tập của trẻ có thể thấp hoặc giảm, mặc dù trẻ không hề kém thông minh so với những bạn đồng trang lứa chỉ vì nguyên nhân giảm khả năng chú ý.

Khả năng tập trung kém 1
Khả năng tập trung kém là biểu hiện trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý

Hấp tấp, bồng bột

Phần lớn những trẻ này thường có tính hấp tấp, vội vàng, bồng bột, biểu hiện cụ thể như:

Trẻ thường trả lời khi người khác chưa hỏi xong, không kiên nhẫn chờ đến lượt mình.

Hay phá đám trong khi người lớn nói chuyện hoặc các bạn cùng lớp đang chơi đùa.

Dễ mắc lỗi khi làm bài tập hay thực hiện những công việc khác.

Chậm phát triển ngôn ngữ

Một điểm khá nổi bật trong hầu hết những trẻ tăng động giảm chú ý hay gặp phải đó là chậm phát triển ngôn ngữ. Những trẻ này phát triển khả năng nói bình thường trong giai đoạn đầu, tuy nhiên về sau sẽ chậm lại và thường gặp các vấn đề về cấu trúc câu hay khả năng diễn đạt bằng lời nói.

Xem ngay:  Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho trẻ chậm nói

Dễ nổi nóng, khó kiềm chế được cảm xúc

Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường dễ cáu gắt, nổi nóng, khó kiềm chế được cảm xúc. Chính vì vậy, dễ dẫn đến xô xát, đánh bạn hoặc làm tổn thương ngay cả những người thân trong gia đình. Ngoài ra, tính cách này khiến trẻ không có bạn thân hoặc bị bạn bè xa lánh.

Hỗ trợ điều trị và can thiệp cho trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ tăng động giảm chú ý rất nhạy cảm, cần được cải thiện từ từ, không thể tiến bộ trong thời gian ngắn. Mỗi trẻ cần có phương pháp can thiệp khác nhau, vì mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt, không trẻ nào giống trẻ nào.

Liệu pháp hành vi

Trẻ luôn có những hoạt động quá mức bình thường, khó kiểm soát được hành vi cũng như cảm xúc. Vì vậy, cần phải có những giải pháp điều chỉnh hành vi cho trẻ.

Áp dụng phương pháp này chính là cha mẹ sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ tác động đến trẻ nhằm cải thiện những hành vi của trẻ theo hướng tích cực.

Cha mẹ nên lập thời gian biểu cho trẻ để trẻ tập trung dần thói quen làm việc theo kế hoạch. Khi trẻ biết được hôm nay cần làm gì, học gì sẽ giúp trẻ kiểm soát hành vi một cách tốt hơn. Đồng thời, sẽ hạn chế được những hoạt động bộc phát hoặc mất kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, khi lập thời gian biểu cho trẻ, dù bạn không ở nhà trẻ vẫn có thể tự thực hiện, chẳng hạn như đánh răng trước khi đi ngủ vào buổi tối, hay rửa tay trước khi ăn cơm.

Nên điều chỉnh từng hành vi một, nếu cha mẹ đặt quá nhiều mục tiêu rằng trẻ phải làm thế này hay phải thế khác có thể gây tâm lý ức chế cho trẻ. Điều này không những không mang lại kết quả gì mà còn phản tác dụng. Nên tập trung vào một hành vi nhất định, như không được đánh bạn, phải xin lỗi khi mình mắc lỗi. Nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ mỗi khi trẻ thực hiện không đúng và thường xuyên theo dõi sự cải thiện của trẻ theo từng ngày.

Tránh tuyệt đối không quát mắng hay đánh trẻ vì những hành vi đó của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy cha mẹ cũng giống mình. Hãy kiên nhẫn cải thiện cho trẻ hàng ngày. Đồng thời, cha mẹ cần ghi nhớ chăm sóc bản thân để có động lực cũng như tích thêm năng lượng trong hành trình nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý. 

Xem ngay:  Cách xử lý khi máy tính không nhận RAM

Tâm lý trị liệu

Là phương pháp trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Cha mẹ nên dành thời gian bên con nhiều hơn để tâm sự với con kể cả từ những thứ nhỏ nhất để có thể thấu hiểu được con muốn gì, con muốn làm gì. Đôi khi chỉ là một câu “ Trưa nay con thích ăn gì?”, mà bạn có thể diễn giải ra thành một câu chuyện.

Cha mẹ cũng có thể tham khảo những ý kiến đóng góp của các chuyên gia tâm lý hoặc những kinh nghiệm chia sẻ của những ba mẹ cùng hoàn cảnh. Bởi hơn ai hết họ là những người có chuyên môn và có trải nghiệm sẽ giúp bạn có những chỉ dẫn đúng đắn.

Giảm căng thẳng cho trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý luôn trong trạng thái bồn chồn, khó kiềm chế cảm xúc của mình. Đặc biệt khi trẻ căng thẳng thì tình trạng này có thể tệ hơn. Dạy trẻ học cách bình tĩnh bằng cách kể cho trẻ một câu chuyện hài, cho trẻ nghe nhạc hoặc chơi với trẻ.

Giảm căng thẳng cho trẻ 1

Tăng sự tập trung cho trẻ

Trẻ tăng động luôn cảm thấy hứng thú với rất nhiều thứ, trẻ có thể bắt đầu rất chăm chú và tỉ mỉ nhưng không có tính liên tục, gián đoạn khi có gì đó hay ho hơn. Vì thế, khi trẻ học tập hoặc ba me phân công nhiệm vụ cho trẻ, ba mẹ nên hạn chế những yếu tố ngoại cảnh như âm nhạc, tivi, hay đồ chơi…, tạo không gian yên tĩnh cho trẻ để trẻ không bị phân tâm.

Hạn chế cho trẻ xem tivi

Trẻ tăng động có thể một phần do ảnh hưởng từ các chương trình mang tính bạo lực như phim hành động mạnh, các phim giới hạn độ tuổi…Trẻ chưa đủ nhận thức để nhận biết thế nào là đúng và sai. Có thể cho trẻ theo dõi các chương trình tuổi thơ lành mạnh dành cho độ tuổi của trẻ.

Sử dụng Fitobimbi Omega Junior

Theo các chuyên gia, trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cần bổ sung Omega 3, Omega 6 mỗi ngày thông qua thực phẩm hoặc sản phẩm bổ trợ có chứa Omega 3, Omega 6. Fitobimbi Omega Junior có thành phần gồm dầu hạt Lý chua đen, dầu Đậu nành, vitamin E, vitamin B6. Omega Junior giúp bổ sung axit béo không no Omega 3, Omega 6 từ thực vật. Từ đó, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình phát triển não bộ giúp trẻ điều chỉnh hành vi, cải thiện được tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý hiệu quả. Đặc biệt tỉ lệ Omega 6/ Omega 3 trong Fitobimbi Omega Junior là 4/1, đây là tỉ lệ hoàn hảo chứng minh giúp tập trung, học tập hiệu quả nhất.

Sử dụng Fitobimbi Omega Junior 1
Cho trẻ sử dụng Fitobimbi Omega Junior

Để tìm được giải pháp hỗ trợ và điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ tốt nhất, hãy nhanh tay gọi tới số hotline 0976.807.722 để được chuyên gia tư vấn cụ thể!

Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Dạy Trẻ Chậm Nói Tại Nhà – 7 Phương Pháp Được Chuyên Gia Khuyến Khích Áp Dụng