Giúp Mẹ Phân Biệt Trẻ Hiếu Động Và Trẻ Tăng Động

16/10/2022

Hiếu động và tăng động ở trẻ có giống nhau không? Làm sao để phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh nhận biết được rõ đâu là hiếu động và đâu là tăng động ở trẻ.

Cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa hiếu động và tăng động ở trẻ

Trẻ con luôn hiếu động nhưng điều quan trọng là hiếu động ở mức độ nào được coi là bình thường. Còn mức độ nào được coi là tăng động, rối loạn tâm lý.

Chứng bệnh tăng động ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Bởi hội chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ về sau. Tuy nhiên, để phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Đôi khi chỉ là dấu hiệu trẻ hiếu động nhưng cha mẹ lại cho rằng trẻ mắc chứng tăng động và tìm cách điều trị. Còn trường hợp trẻ bị tăng động thực sự thì không được chú ý, cha mẹ chỉ nghĩ con hiếu động mà thôi.

Chính vì vậy, để phân biết trẻ hiếu động và trẻ tăng động, cha mẹ đừng bỏ qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Nhầm lẫn giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động
Nhầm lẫn giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động

Sự khác nhau giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động

Trẻ hiếu động thì những hành động nghịch ngợm sẽ không xuất hiện liên tục và thường có chủ đích. Còn đối với trẻ tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi của bản thân gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Xem ngay:  Thuốc Bổ Não Cho Trẻ Chậm Nói – Có Thực Sự Hiệu Quả Như Lời Đồn

Ví dụ như: Trong khi xem phim hoạt hình, đọc truyện tranh thì trẻ phải tập trung từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, đối với trẻ tăng động dù bộ phim có hay đến đâu thì chúng cũng không thể tập trung ngồi xem trong một thời gian dài.

Sự khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động là gì?
Sự khác nhau giữa trẻ tăng động và trẻ hiếu động là gì?

Ngược lại, trẻ hiếu động có thể tập trung hoàn toàn vào những thứ mà chúng thích, cũng như thể hiện thái độ khó chịu khi bị ai đó can thiệp làm phiền.

Ra ngoài môi trường lạ, trẻ thường cần đến khả năng tự khống chế cảm xúc của mình. Tuy nhiên trẻ tăng động lại thiếu mất khả năng này. Trẻ hiếu động có thể tự điều chỉnh hành động khi chúng thấy chưa quen với môi trường, chúng chỉ nghịch những thứ chúng cảm thấy hứng thú. Trong khi đó, trẻ tăng động lại không thể phân biệt được khi nào cần kiềm chế và khi nào có thể tự do nô đùa.

Bảng phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động giúp cha mẹ dễ so sánh

Bảng phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động
X Bảng phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động

👉👉👉 Xem thêm: Chuyên Gia Hướng Dẫn Cách Giúp Trẻ Hiếu Động Bình Tâm

Điều trị hội chứng tăng động như thế nào?

Nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Đồng thời, có phương pháp can thiệp kịp thời. Một số phương pháp điều trị hội chứng tăng động giảm chú ý hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo:

Xem ngay:  DHA là gì: Tất tần tật những thông tin MẸ CẦN BIẾT!

Thay đổi môi trường giáo dục

Những đứa trẻ tăng động cần có một môi trường quản lý, giáo dục đặc biệt. Tránh những hành vi tiêu cực, bạo lực ảnh hưởng đến trẻ và những người xung quanh. Phương pháp can thiệp phù hợp là thường xuyên khích lệ, cổ vũ khi trẻ làm đúng, nâng cao mức độ tự tin và tự giác cho trẻ.

Lời khuyên cho cha mẹ

Cha mẹ cần biết cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống gia đình một cách hòa thuận, không cãi nhau gây ảnh hưởng đến tâm của trẻ, tránh cho trẻ bị kích động.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải nắm bắt một cách toàn diện kiến thức liên quan đến tăng động giảm chú ý để có những biện pháp xử lý kịp thời, nắm bắt tâm lý trẻ một cách nhanh chóng.

Cha mẹ cần giải quyết vấn đề trong cuộc sống một cách khéo léo
Cha mẹ cần giải quyết vấn đề trong cuộc sống một cách khéo léo

Trị liệu tâm lý

Khi nhận thấy trẻ có mối quan hệ không được tốt với bạn bè xung quanh, trẻ không kiềm chế được cảm xúc cá nhân. Trẻ có những lời nói khác thường, lúc này bạn cần đưa trẻ đi trị liệu.

Sau đó, dạy cho trẻ những kỹ năng để giao lưu với bạn bè cùng lứa, dùng hành vi tích cực để thay thế những hành vi không phù hợp. Giúp trẻ gắn kết với mọi người trong gia đình, hàng xóm, bạn bè ở trường học….

Trên đây là cách phân biệt trẻ hiếu động và trẻ tăng động. Hy vọng với những thông tin này, cha mẹ phần nào hiểu rõ hơn về hội chứng tăng động ở trẻ. Từ đó, có những phương pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ phát triển cho tương lai sau này.

Nguồn: http://embetapnoi.com//

5+ Sự Lựa Chọn Đồ Chơi Cho Trẻ Chậm Phát Triển Tốt Nhất
Khám Phá Bí Mật Ít Người Biết Khi Dùng Vitamin B6