Cúm A ở trẻ em và những điều cha mẹ không nên bỏ qua

04/11/2022

Cúm A ở trẻ em gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Việc phát hiện sớm, điều trị và chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách rất quan trọng, giúp trẻ nhanh hồi phục và tránh tình trạng lây lan trên diện rộng.

Bệnh cúm A ở trẻ nhỏBệnh cúm A ở trẻ nhỏ
Bệnh cúm A ở trẻ nhỏ

Khái quát về cúm A ở trẻ em

Bệnh cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Thực tế, đây là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm A gây nên. Virus cúm A có rất nhiều chủng loại, phổ biến là chủng A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9. Trong đó, chủng cúm A/H5N1, A/H7N9 có khả năng lây lan nhanh chóng và tiến triển nặng.

Bệnh cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thờiBệnh cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời
Bệnh cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời

Thời điểm trẻ dễ mắc cúm A là khi giao mùa nên rất nhiều cha mẹ nhầm với cảm lạnh thông thường. Trẻ em dễ mắc cúm A bởi vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Đặc biệt, trẻ dưới 2 tuổi, bị suy giảm miễn dịch hay mắc một số bệnh liên quan đến tim, phổi, thận, gan,… có nguy cơ cao và biến chứng nặng hơn.

Triệu chứng cúm A ở trẻ em

Thời gian ủ bệnh cúm A ở trẻ em thông thường là từ 2 – 8 ngày, thậm chí kéo dài hơn 15 ngày. Rất khó để xác định thời gian ủ bệnh của trẻ nếu lần đầu mắc cúm A. Bệnh thường đi kèm với hàng loạt triệu chứng, kéo dài trong khoảng 1 tuần nếu không có biến chứng nặng.

Hàng loạt triệu chứng xuất hiện khi trẻ bị cúm AHàng loạt triệu chứng xuất hiện khi trẻ bị cúm A
Hàng loạt triệu chứng xuất hiện khi trẻ bị cúm A

Những triệu chứng cúm A ở trẻ em thường gặp nhất bao gồm: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, ho, đau họng, buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng, hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau tai, mắt đỏ và đau,… Nếu phát hiện và can thiệp kịp thời, đúng cách, các triệu chứng có thể hết sau từ 5 – 7 ngày.

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh tiến triển nặng do cha mẹ chủ quan. Dấu hiệu cho thấy bệnh cúm A ở trẻ em trở nặng: sốt cao từ 39 – 41 độ C, có thể bị co giật do sốt quá cao; thở gấp, khó thở, lồng ngực phập phồng; ăn ít, bỏ ăn, nôn trớ, ngủ li bì, mệt mỏi, quấy khóc, chân tay lạnh.

Triệu chứng cúm A tương đồng với triệu chứng của một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu trên, cha mẹ hãy cho trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bệnh cúm A ở trẻ em lây truyền qua đường nào?

Hiểu được nguyên nhân gây cúm A ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng tránh, góp phần ngăn ngừa bệnh lây lan trên diện rộng. Cúm A có thể lây lan nhanh chóng từ trẻ này sang trẻ khác, nhất là trẻ dưới 2 tuổi, chưa tiêm vaccine, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh hoặc người có nguy cơ cao bị cúm A.

Xem ngay:  Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Virus cúm A lây truyền qua đường miệngVirus cúm A lây truyền qua đường miệng
Virus cúm A lây truyền qua đường miệng

Virus cúm A có nhiều trong cổ họng, nước bọt, nước mũi. Trong đó, con đường lây bệnh phổ biến là do trẻ bị dính giọt bắn li ti khi trẻ mắc cúm A ho, hắt hơi, nói chuyện. Cũng có thể, trẻ cắn hay chạm vào đồ vật dính virus cúm A rồi đưa lên mũi, miệng.

Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?

Do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên trẻ rất dễ mắc cúm A. Đặc biệt, cúm A ở trẻ nhiễm HIV, đang thực hiện hóa trị kéo dài, sử dụng corticoid, thừa cân, béo phì, hen suyễn hay có bệnh về máu, gan, thận, tim mạch, nội tiết sẽ nguy hiểm hơn so với những trẻ bình thường.

Cúm A gây nên rất nhiều biến chứng khó lườngCúm A gây nên rất nhiều biến chứng khó lường
Cúm A gây nên rất nhiều biến chứng khó lường

Những biến chứng khó lường của bệnh cúm A ở trẻ em gồm: tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa. Biến chứng nguy hiểm nhất đó là suy hô hấp với dấu hiệu điển hình là khó thở, thở gấp, lẫn máu trong đờm, viêm phổi, thiếu oxy. Nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Điều trị bệnh cúm A ở trẻ em

Với trường hợp trẻ bị cúm A nhẹ, cha mẹ có thể tự điều trị ở nhà kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, khi thấy những dấu hiệu cảnh báo bệnh chuyển nặng, cha mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

Thuốc

Tùy vào mức độ cúm A ở trẻ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, bác sĩ kê đơn bao gồm những loại thuốc có khả năng chống lại sự tấn công của virus cúm A, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.

Thuốc điều trị cúm A ở trẻ em còn có khả năng thay thế thuốc kháng sinh và giảm nguy cơ bị viêm tai giữa. Loại thuốc này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển của trẻ.

Bổ sung dinh dưỡng

Trẻ bị cúm A thường sốt, ho nhiều, đau cơ, đau đầu cùng hàng loạt triệu chứng khác cho nên rất mệt mỏi, không muốn hoặc bỏ ăn. Để trẻ bớt mệt mỏi và sức khỏe phục hồi nhanh hơn, việc bổ sung dinh dưỡng là cần thiết.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng cho trẻ bị cúm ABổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng cho trẻ bị cúm A
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng cho trẻ bị cúm A

Cha mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị cúm A dưới đây:

  • Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu và khi trẻ thấy dễ chịu
  • Nên cho trẻ ăn đồ dễ tiêu hóa như súp, cháo, các món hầm
  • Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu vitamin, nhất là vitamin C
  • Đồ ăn của trẻ đảm bảo cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, đạm, tinh bột, chất béo
  • Để cơ thể trẻ phục hồi nhanh, cha mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, trứng, ngũ cốc,…
  • Nếu trẻ không muốn ăn, cha mẹ nên chia thành những bữa nhỏ trong ngày (5 – 6 bữa) để trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn
  • Giảm mệt mỏi và ngăn ngừa mất nước do sốt bằng cách cho trẻ uống đủ nước lọc, nước canh, nước ép trái cây

Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ bị cúm A

Khi trẻ bị cúm A, việc chăm sóc cần chú ý hơn những ngày thường để tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng và hạn chế lây lan cho người khác. Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị cúm A tốt nhất mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Trong vòng 7 ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng, cho trẻ cách ly tại một phòng riêng. Khi đã hết các triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên cho trẻ cách ly thêm 1 ngày
  • Dọn dẹp phòng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông để trẻ cách ly khi bị cúm A
  • Nên tắm rửa và cho trẻ bị cúm A đi vệ sinh trong phòng riêng biệt. Trường hợp không có nhà tắm/nhà vệ sinh riêng, cha mẹ nên đeo khẩu trang khi cho trẻ ra ngoài
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi trẻ đi vệ sinh và không nên cho trẻ sử dụng chung đồ với những thành viên khác
  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ bị cúm A. Nên cho trẻ ăn đồ mềm, loãng, dễ tiêu hóa, nhiều rau xanh, uống đủ nước và tích cực ăn trái cây
  • Cho trẻ uống đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian như bác sĩ chỉ dẫn. Không được tự ý mua thuốc hay tăng liều lượng vì có thể nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ
Xem ngay:  Tỉ Lệ Vàng Omega 6/Omega 3 Là Gì?

Phòng ngừa cúm A ở trẻ em bằng cách nào?

Cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm bởi vì ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này. Vì vậy, cách tốt nhất là cha mẹ nên thực hiện đủ và đúng biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ. Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh cúm nói chung, cúm A ở trẻ nhỏ nói riêng đó là tiêm phòng.

Tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa cúm A ở trẻ emTiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa cúm A ở trẻ em
Tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa cúm A ở trẻ em

Vaccine cúm A có khả năng bảo vệ cơ thể đến 97% khi bị virus tấn công. Trẻ từ 6 tháng tuổi, nhất là trẻ mắc bệnh mạn tính cần được tiêm phòng đầy đủ. Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc trẻ theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế, cụ thể như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh tay, mũi, họng cho trẻ
  • Không cho trẻ đưa tay hay đồ vật vào miệng
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi có đông người
  • Không nên cho trẻ tiếp xúc với người có nguy cơ cao/đang bị cúm
  • Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ và nhà ở thường xuyên, sạch sẽ
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và phù hợp với từng trẻ
  • Cha mẹ nên chú ý cho trẻ vận động liên tục để tăng sức đề kháng
  • Bổ sung khoáng chất và vitamin để nâng cao sức đề kháng cho trẻ
  • Đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám nếu thấy xuất hiện triệu chứng cúm A
  • Giữ cho độ ẩm tối thiểu là 50% và duy trì nhiệt độ phòng ở mức trên 20 độ C

Cúm A ở trẻ em có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, đúng cách. Tốt nhất, cha mẹ nên chủ động bảo vệ trẻ bằng những cách khác nhau, trong đó, tiêm phòng cúm được coi là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Cha mẹ cũng đừng quên vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên, cùng với đó là việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Trẻ 14 tháng biếng ăn và 5 mẹo hay để con ăn ngon trở lại
7 cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ theo WHO