Để đánh giá tình trạng chậm nói ở trẻ không phải là việc làm đơn giản. Trẻ chỉ chậm nói tạm thời hay chậm nói do bệnh lý thực sự, cần đến sự can thiệp của các chuyên gia y tế. Việc trang bị kiến thức giúp các bậc cha mẹ nắm bắt được dấu hiệu báo động tình trạng chậm phát triển lời nói và ngôn ngữ của trẻ. Từ đó, cha mẹ có quyết định đúng đắn hơn.
Danh Mục
Thế nào là trẻ chậm nói?
Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: việc phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác không hiểu trẻ đang nói gì, ví dụ như: trẻ nói lắp, nói ngọng…
Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ. Ngôn ngữ là thước đo thể hiện sự thông minh, do vậy, rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.
Rối loạn lời nói và ngôn ngữ là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em. Có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác. Chẳng hạn chậm phát triển thị lực, nhận thức, vận động, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc.
Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, nhưng với tốc độ chậm hơn so với những trẻ khác.
Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì?
Việc trẻ chậm nói có thể do:
Khiếm khuyết răng miệng, như các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng. Trẻ có nếp gấp bên dưới lưỡi hoặc có thể hạn chế chuyển động lưỡi.
Nhiều trẻ chậm nói có vấn đề về cơ miệng, điều này xảy ra khi trẻ gặp vấn đề trong các khu vực của bộ não chịu trách nhiệm về lời nói. Điều này khiến trẻ khó phối hợp môi, lưỡi và hàm để tạo ra âm thanh lời nói. Những đứa trẻ cũng có thể có các vấn đề về vận động miệng khác, ví dụ như các vấn đề về ăn uống.
Vấn đề thính giác cũng có thể ảnh hưởng đến lời nói. Chính vì vậy, trẻ nên được kiểm tra thính giác khi có vấn đề về lời nói. Bởi trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nghe dẫn đến khó trong việc phát âm, nói, hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, miễn là có thính giác bình thường ở một bên tai thì lời nói và ngôn ngữ sẽ phát triển bình thường.
Tự kỷ: Tuy không phải tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ đều chậm nói nhưng tự kỷ thường ảnh hưởng đến giao tiếp.
Khuyết tật trí tuệ: Các khuyết tật trí tuệ có thể gây ra sự chậm nói ở trẻ. Chẳng hạn chứng khó đọc và các khuyết tật học tập khác dẫn đến sự chậm nói trong một số trường hợp.
Một số vấn đề tâm lý xã hội: Những điều này có thể gây ra sự chậm nói. Chẳng hạn cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê trẻ nghiêm trọng có thể dẫn đến chậm phát triển.
Biểu hiện trẻ chậm nói như thế nào?
Một số dấu hiệu cảnh báo tình trạng chậm nói của trẻ cha mẹ cần lưu ý:
Dưới 12 tháng
- Không đáp ứng với tiếng động, bắt chước âm thanh.
- Không ê a hoặc cười khi gặp người quen.
- Không quan tâm hay chú ý đến những sự vật, sự việc xung quanh.
12-18 tháng
- Không nói một từ nào, chẳng hạn ba, bà.
- Không biết làm các động tác vẫy tay chào tạm biệt, chỉ tay.
- Không phản ứng khi được gọi tên.
- Không quan tâm đến thế giới xung quanh.
- Không hiểu và phản ứng với các từ như không, chào bé, bai bai.
18-24 tháng
- 18 tháng chưa nói được 6 từ đơn khác nhau.
- 24 tháng chưa nói được 15 từ và không thể ghép 2 từ để nói.
- Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.
- Không biết công dụng của các đồ vật thông dụng trong nhà, ví dụ bàn chải, quạt, bát đĩa…
- Không thể tự mình nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác.
- Không đáp lại bằng lời nói hoặc cử chỉ khi được hỏi.
Điều trị bệnh chậm nói ở trẻ như thế nào?
Còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ chậm nói, trẻ sẽ được điều trị theo các biện pháp tương ứng. Nếu trẻ chậm nói do tâm lý thì cha mẹ chỉ cần dành thời gian cho con nhiều hơn, quan tâm, trò chuyện với con hàng ngày. Điều quan trọng hơn là phải tạo sự hứng thú với việc nói cho con. Từ đó, hình thành mong muốn được nói ở trẻ, thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ.
Đối với những trường hợp trẻ chậm nói do các nguyên nhân thực thể như cơ quan cấu tạo vòm họng gặp vấn đề, khả năng kém… bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng cho trẻ. Bé có thể điều trị bằng một số tiểu phẫu đơn giản hoặc sử dụng một số thiết bị hỗ trợ quá trình nghe tốt nhất.
Trẻ chậm nói do tự kỷ hay các rối loạn khác, việc can thiệp và dạy trẻ học nói lại là việc mang tính cấp thiết. Ngôn ngữ trị liệu, chơi trị liệu hay âm nhạc trị liệu là những phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, bởi khả năng học hỏi, tiếp nhận của trẻ chậm nói do tự kỷ kém hơn bình thường nên phụ huynh cần áp lực nhiều biện pháp khác nhau. Từ đó, có kế hoạch can thiệp cụ thể và phù hợp đối với trẻ.
Bên cạnh đó, việc bổ sung Omega -3 được biết vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. Bởi Omega -3 là acid béo tập trung cao độ cho não bộ, rất quan trọng cho chức năng não và có thể có hiệu quả để cải thiện kỹ năng tư duy. Omega -3 có thể cải thiện kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp bằng mắt ở trẻ em khiếm khuyết nói apraxia , đó là đặc trưng của khó khăn và tạo các động tác cần thiết để nói. Mặc dù không nhằm thay thế cho liệu pháp dạy nói (speech therapy), bác sĩ nhi có thể đề nghị bổ sung dầu cá kết hợp với các liệu pháp điều trị. Sản phẩm nhận được nhiều phản hồi tốt hiện nay là Fitobimbi Omega Junior – Siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu giúp hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác cho trẻ, đặc biệt hỗ trợ trẻ chậm nói.
Đây là sản phẩm nhập khẩu nguyên chai từ Ý, có thành phần thiên nhiên, đã kiểm định chặt chẽ và chứng nhận an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Omega Junior giúp bổ sung các axit béo không no Omega 3, Omega 6 từ thực vật, mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường miễn dịch, phát triển não bộ và thị lực cho trẻ. Đặc biệt, tỉ lệ Omega 6/ Omega 3 là 4/1 trong sản phẩm được coi là tỉ lệ vàng, tối ưu cho hoạt động chức năng của não, giúp trẻ tập trung, hỗ trợ cải thiện chậm nói ở trẻ hiệu quả.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết làm sao bổ sung Omega 3 cho con đạt hiệu quả tốt nhất, giúp trẻ thông minh hơn thì Omega Junior chính là một sự lựa chọn phù hợp mà rất nhiều bậc cha mẹ tin dùng.
Để khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ cha mẹ cần nhận biết sớm. Sau đó, liên lạc với bác sĩ hoặc chuyên gia âm ngữ trị liệu nếu như nhận thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến chậm nói. Hãy gọi ngay tới số hotline 0976.807.722 hoặc tổng đài tư vấn miễn phí 1800.8070 để các chuyên gia tư vấn giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và chăm sóc trẻ tốt nhất!