Cải thiện bé chậm nói tại nhà – Mách mẹ 5 ‘bí kíp’ từ Chuyên Gia Nhi khoa

14/10/2022

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm tỷ lệ trẻ chậm nói tại viện chiếm tới 65-70% số trẻ đến khám. Trẻ chậm nói ngày càng gia tăng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở các vùng nông thôn. Khi bé chậm nói, bé sẽ bị hạn chế khả năng giao tiếp, kéo theo các kỹ năng khác cũng chậm theo, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ về sau. Chính vì thế, cha mẹ cần phát hiện sớm và có những phương pháp giúp bé cải thiện. Bài viết này mách mẹ 5 ‘bí kíp’ được các bác sĩ nhi khoa đánh giá cao mẹ có thể luyện với bé tại nhà. Mẹ nên áp dụng ngay cho bé. 

1. Thế nào là một  em bé chậm nói? 

Rất nhiều mẹ gặp khó trong việc xác định một em bé như thế nào là chậm nói. Theo tiến sĩ Diane Paul-Brown, Giám đốc Hiệp hội Nghe-Nói-Ngôn ngữ Hoa Kỳ (ASHA): “Hầu hết trẻ em phát triển ngôn ngữ theo tốc độ riêng của chúng. Một số trẻ phát triển ngôn ngữ với tốc độ nhanh hơn những trẻ khác. Mặc dù vậy, vẫn có những cột mốc đánh giá khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ“. 

Các chuyên gia cho biết: một em bé phát triển ngôn ngữ bình thường có những biểu hiện sau:

  • Vào khoảng 6 đến 9 tháng tuổi: Bé có thể bập bẹ các âm tiết và bắt đầu bắt chước âm điệu khác nhau.
  • Đến 12 tháng tuổi:  Bé có thể nói được những từ đơn đầu tiên như “ba” “bà”  “mama”, “cá”. Bé biết sử dụng cử chỉ để chỉ trỏ hoặc gật, lắc đầu, vẫy tay,…
  • Từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi: Vốn từ của bé khoảng 50 từ. Bé bắt đầu biết ghép hai từ với nhau thành một câu ngắn. Ví dụ như “ăn măm”, “đi đi”, “mẹ bế”,…
  • Từ 24 tháng đến 36 tháng tuổi: Bé có thể nói được câu đơn giản có khoảng 2-4 từ và biết nhận diện, xác định hầu hết các đồ vật và hình ảnh thông thường cũng như các đại từ xưng hô.
  • Từ 3 tuổi đến 4 tuổi: Bé có thể thực hiện các cuộc trò chuyện dài và phức tạp hơn. Người lớn hầu như hiểu hết những gì bé nói.

Khi một em bé không đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ trên thì bé đang bị chậm nói.

2. Bé chậm nói và những lý do mẹ không ngờ tới

Có rất nhiều nguyên nhân khiến một em bé bị chậm nói. Để có phương pháp cải thiện hiệu quả cho con, mẹ cần phải biết gốc rễ vì sao con mình chậm nói. Từ đó, mẹ sẽ tìm được phương pháp tốt nhất hỗ trợ giúp bé. 

Theo các chuyên gia, bé chậm nói có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau: 

  • Bé chậm nói đơn thuần

Bác sĩ Quách Thúy Minh, nguyên Trưởng khoa Tâm bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Bé chậm nói đơn thuần là khi bé có thể nói được những từ đơn giản, vốn từ chỉ ít hơn so với các bạn khác cùng trang lứa. Bé  không có những dấu hiệu bất thường khác về mặt hành vi và tương tác. Khi giao tiếp với bố mẹ, bé vẫn nhìn mắt, vẫn cười đùa, vẫn vui chơi các bạn bình thường”.

Các bé trai thường chậm nói hơn các bé gái. Bé chậm nói đơn thuần sẽ dễ cải thiện hơn bé chậm nói do các biểu hiện bệnh lý khác. Vì thế,  mẹ có thể dạy bé từ từ, theo thời gian bé sẽ phát triển ngôn ngữ bình thường như các bạn cùng trang lứa.  

Xem ngay:  Nhận diện trẻ tăng động, chậm nói, bố mẹ cần hành động ngay!

2308-Đức-Form Web-Omega

Giải pháp về Tình trạng Chậm nói đến từ Chuyên gia Nhi Khoa

  • Bé chậm nói do tự kỷ

Theo nhiều nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi Trung ương, chậm nói là một trong những biểu hiện hàng đầu cảnh báo nguy cơ chứng tự kỷ ở trẻ. Hơn 90% trẻ tự kỷ có biểu hiện chậm nói. 

Bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Khi một em bé chậm nói dấu hiệu của chứng tự kỷ, bé thường không nhận diện được thế giới xung quanh là gì. Bé hay quăng phá đồ chơi hoặc chỉ thích chơi một loại đồ chơi, một kiểu chơi.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bé thường có một thói quen rập khuôn ví dụ chỉ thích ngủ hoặc nằm ở chỗ quen thuộc. Những gì em bé đã sắp xếp rồi khi bị người lớn phá vỡ sẽ tỏ thái độ rất giận dữ và phản kháng rất mãnh liệt, la hét những âm thanh cảm thấy chói tai.”.

Cũng theo bác sĩ Đinh Thạc khi bé có những biểu hiện như trên, cha mẹ nên đưa bé đi khám để có phác đồ điều trị sớm. Nếu để lâu sẽ không có hiệu quả trong quá trình can thiệp, bé sẽ phải sống suốt đời với chứng tự kỷ.

  • Bé chậm nói do tăng động giảm chú ý

Cùng với chứng tự kỷ, tăng động giảm chú ý cũng là một nguyên nhân khiến bé chậm nói. Mẹ có thể nhận ra qua những đặc điểm như: 

+ Tăng vận động: Bé thường không ngồi yên một chỗ, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này nhanh chóng chuyển ngay sang làm việc khác. Khi bị buộc ngồi yên, bé thường ngọ nguậy chân tay, quay ngang quay dọc, vặn vẹo không yên.

+ Khó tập trung: Bé dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh, sinh hoạt, vui chơi đều lơ đễnh. 

+ Dễ nổi giận: Bé rất khó kiềm chế cảm xúc, các cơn thịnh nộ của bé có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

  • Bé chậm nói do các vấn đề cơ thể

Một số bé chậm nói có thể đến từ các nguyên nhân trong cơ thể như: bé bị dính thắng  lưỡi, bé bị hở hàm ếch, bé gặp vấn đề thính giác không nghe thấy nên không nói được. Ngoài ra, cũng có thể do bé đang gặp các tổn thương não bộ, não bộ kém phát triển; cơ thể bé bị thiếu một số vitamin và khoáng chất như vitamin D, omega-3, omega-6 …

3. ‘Bật mí’ 5 cách dạy bé chậm nói tại nhà bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ áp dụng

Đối với một em bé chậm nói dù vì bất cứ nguyên nhân gì, cha mẹ đều có thể áp dụng những phương pháp dưới đây sẽ giúp con dần cải thiện được tình trạng chậm nói.

  • Trò chuyện cùng bé yêu

Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, khi cha mẹ thường xuyên tương tác với bé bằng mắt và giọng nói từ thủa sơ sinh, bé sẽ có khả năng nhớ khuôn mặt, giọng nói của cha mẹ, đồng thời sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ hình ảnh, mở rộng vốn từ,  và phát triển ngôn ngữ giao tiếp của bé.

  • Hạn chế cho bé xem tivi, điện thoại

Tivi bật liên tục có ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển não bộ và ngôn ngữ ở trẻ nhỏ vì tivi làm giảm số từ chúng nghe và nói được”. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) rút ra sau khi tiến hành nghiên cứu trong 2 năm đối với 329 trẻ em trong độ tuổi từ 2 tháng tới 4 tuổi.

Khi cha mẹ cho bé xem tivi, điện thoại, đó là quá trình bé tương tác một chiều. Bé sẽ nghe nhìn nhiều mà không phát triển được kỹ năng phát âm dẫn đến bị chậm nói. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên hạn chế tối đa cho bé xem tivi, điện thoại. Nếu cho bé xem, mẹ nên cho bé xem dưới 30 phút mỗi ngày và phải ngồi cạnh con tương tác với câu huyện trên màn hình để giải thích cho bé hiểu. Như vậy sẽ cung cấp thêm kiến thức, giúp bé phát triển ngôn ngữ và nhanh biết nói hơn.

  • Dạy bé bằng tranh ảnh, âm nhạc và trò chơi

Mẹ có thể dạy bé bắt đầu bằng những từ đơn thông qua thẻ tranh hình ảnh đồ vật, con vật gần gũi với bé.  Qua những câu chuyện cổ tích hoặc những bài hát thiếu nhi dễ nghe, khuyến khích và dạy bé hát theo…. 

Bên cạnh đó, mẹ có thể mô tả màu sắc hình dáng đồ chơi, hành động của bé để hiểu và phát triển mở rộng hơn được vốn từ   

Các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng mẹ thực hiện những điều này ngay từ khi bé 6 tháng tuổi sẽ giúp não bộ của bé phát triển. Bé sẽ dễ dàng nhận biết thế giới xung quanh và gia tăng khả năng phát triển ngôn ngữ.

  • Cho bé ‘giao lưu ‘bạn bè cùng trang lứa

Cho bé đi nhà trẻ, cho bé thường xuyên tiếp xúc với những em bé khác là cách hiệu quả giúp bé nhanh biết nói. Đây là một trong những cách vô cùng đơn giản nhưng bất cứ bác sĩ nhi khoa nào cũng khuyên mẹ nên áp dụng.

Nếu mẹ chưa yên tâm cho bé đi nhà trẻ,  hãy đưa bé đến những nơi có trẻ con. Các bé chưa biết nói nhưng sẽ tương tác với nhau theo phản xạ tự nhiên giúp bé phát triển được khả năng giao tiếp xung quanh.  

  • Bổ sung ngay  TPBVSK Omega thực vật cho bé  chậm nói

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng Omega 3 và Omega 6 có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ và trí thông minh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bé có các biểu hiện chậm phát triển trí tuệ, chậm nói, mẹ nên bổ sung cho bé Omega 3, Omega 6 càng sớm càng tốt. 

Chia sẻ trên truyền hình, bác sĩ Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 – Đinh Thạc cũng cho hay: “Omega 3, Omega 6 từ thực vật là những chất đã được rất nhiều nghiên cứu chứng minh có tác dụng tuyệt vời với khả năng đọc hiểu, nhận thức, và ngôn ngữ của trẻ, giúp hỗ trợ phát triển các nơ ron thần kinh, giúp bé phản xạ nhanh, tập trung tốt, giúp não tăng khả năng bắt chước và phối hợp phát âm”. 

Đây là những dưỡng chất thiết yếu với sự phát triển của bé nhưng cơ thể bé không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài. Do đó, các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cho bé dùng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Fitobimbi Omega Junior – dòng Omega thực vật, được nhập khẩu nguyên chai từ Italy.

Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Pharmalife Research – đơn vị dược phẩm hơn 20 năm uy tín tại Italy và châu Âu, và được phân phối tại hơn 60 quốc gia trên thế giới.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về Omega Thực vật cho bé chậm nói, hãy để lại số điện thoại Bác sỹ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Đây là sản phẩm có tỷ lệ Omega 6/Omega 3 là 4:1, tỷ lệ này là lý tưởng để hấp thu vào não bộ theo nghiên cứu của TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Israel.  Sản phẩm an toàn cho bé sơ sinh từ 1 ngày tuổi đến 12 tuổi. Bé chậm nói đơn thuần hay chậm nói do bệnh lý đều có thể sử dụng mang lại hiệu quả tốt 

Bác sĩ gia đình nói về trẻ chậm nói và cách cải thiện cho bé:

Chị Thanh Tuyền (quận Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh) – một người mẹ có con chậm nói chia sẻ: “Khi con được gần 15 tháng tuổi, bé nói được một vài từ đơn thôi không nói được nhiều như những em bé cùng tuổi nên mình cảm thấy rất lo lắng. Bạn bè có giới thiệu và mình cũng đi tham khảo hội nhóm thấy có phản hồi rất tốt về TPBVSK Fitobimbi Omega nên mình cho bé dùng. Trộm vía sản phẩm không tanh, rất dễ uống, con mình rất thích uống. Sau khi dùng được 1 lọ con mình có thể nói được 10 từ đơn, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Mình cảm thấy rất là thoải mái, bớt tâm lý nặng nề.

Video chia sẻ của chị Thanh Tuyền 

Cũng như chị Thanh Tuyền, rất nhiều bà mẹ Việt Nam đã tin dùng TPBVSK Fitobimbi Omega Junior và nhận được phản ứng tích cực. Bé dần thoát khỏi tình trạng chậm nói, nhanh nhẹn, vui vẻ và hoạt bát hơn.

Giải Pháp Hỗ Trợ Và Phương Pháp Dạy Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý – Được Chuyên Gia Khuyến Khích Áp Dụng
TIẾT LỘ NGUYÊN NHÂN TRẺ CHẬM NÓI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ TỪ CHUYÊN GIA NHI KHOA HÀNG ĐẦU