Nếu mẹ phát hiện da đầu con xuất hiện váy đóng, tóc yếu, bé khó chịu, ngứa ngáy. Hãy cẩn thận, có thể bé đang bị nấm da đầu. Vậy cách trị nấm da đầu cho bé như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nhận biết nấm da đầu ở trẻ em
Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng dễ lây lan, phổ biến nhất ở trẻ mới biết đi và trẻ trong độ tuổi đi học. Đây là tình trạng tổn thương da đầu do nấm men và vi khuẩn hoạt động quá mức. Khi bị nấm da đầu, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như sau:
- Các mảng tròn có vảy hoặc bị viêm, nơi vùng tóc đã rụng hoặc chỉ ở trên da đầu
- Trẻ bị nấm da đầu lâu ngày, kích thước vòng tròn càng được mở rộng
- Quan sát kĩ thấy những đốm đen li ti của chân tóc còn thừa
- Bệnh gây ngứa ngáy, đau cho trẻ
- Xuất hiện mảng mủ ướt kèm theo các ổ áp xe
- Sốt nhẹ, mệt mỏi
- Nổi hạch bạch huyết bất thường
- Đau da đầu, tóc giòn, dễ gãy khi gội đầu, chải hoặc nằm ngủ
Nhìn chung, nấm da đầu mức độ nhẹ không gây nguy hại, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, nấm da đầu kéo dài còn gây còn khiến nhiễm trùng lan tỏa trên diện rộng, thậm chí là rụng tóc vĩnh viễn.
Hiểu rõ nguyên nhân để trị nấm da đầu cho bé
Trước khi khám phá cách trị nấm da đầu cho bé, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này nhé!
Nấm da đầu ở trẻ xảy ra do nấm sợi Trichophyton và Microsporum gây ra. Dưới đây là yếu tố chính tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển:
Vệ sinh da đầu không sạch sẽ
Trẻ nhỏ không được gội đầu thường xuyên sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm, vi trùng phát triển. Bên cạnh đó, việc gội đầu không đúng cách, gãi và chà xát quá mạnh cũng có thể khiến da đầu con bị trầy xước. Khi da đầu bị tổn thương, nấm càng dễ tấn công và gây viêm nhiễm.
Dùng chung các vật dụng cá nhân
Nấm da có khả năng lây từ người này qua người khác. Vì vậy, nếu phụ huynh cho trẻ dùng chung khăn tắm, quần áo, lược, khăn trải giường hoặc bàn chải với người mang bệnh thì nguy cơ nhiễm nấm da là tương đối cao.
Lây nhiễm từ động vật
Chó, mèo, lợn, bò,… là những vật trung gian lây truyền bệnh nấm da. Khi tiếp xúc với các con vật này, trẻ có thể bị nhiễm nấm.
Cách trị nấm da đầu cho bé tại nhà
Khi phát hiện trẻ bị nấm da đầu, phụ huynh nên có biện pháp để xử lý kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng. Dưới đây là một số cách trị nấm da đầu ở trẻ em, các mẹ cùng tham khảo nhé!
Sử dụng muối
Sử dụng muối trị nấm da đầu là phương pháp đơn giản, hiệu quả mà ít tốn kém nhất. Muối là nguyên liệu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên, tác động này lại quá mạnh. Vì vậy, khi trị nấm da đầu cho trẻ nhỏ, mẹ nên pha loãng hỗn hợp để tránh gây xót, đau cho bé.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 lít nước lọc và 2 thìa cafe muối
- Đun nước sôi, sau đó cho muối vào khuấy tan
- Pha thêm nước lã để thu được nước ấm rồi gội đầu cho bé như bình thường
Lá chè xanh
Lá chè xanh là thảo dược tự nhiên lành tính, được ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống. Ngoài tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lá chè xanh còn giúp khắc phục nhiều vấn đề về da. Trong đó có hiện tượng nấm da đầu.
Polyphenol, Epicatechicalat, Epicatechin,… và nhiều hoạt chất khác trong lá chè xanh được cho là có khả năng kháng khuẩn, sát trùng và chống nấm hiệu quả. Bên cạnh đó, các hợp chất chống oxy hóa trong lá trà còn giúp giảm ngứa, se lành vết thương da đầu do nấm gây ra. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm áp dụng cách trị nấm da đầu cho bé này!
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi
- Ngâm nguyên liệu với nước muối cho sạch
- Đun sôi 3 lít nước rồi cho chè vào
- Khi nước sôi, chắt ra thau, pha thêm nước ấm rồi gội đầu cho bé
Bồ kết
Bồ kết là nguyên liệu gội đầu được các mẹ, các bà rất ưa chuộng. Không chỉ bởi vì nó giúp loại bỏ gàu, gội đầu bằng bồ kết còn làm giảm tình trạng ngứa ngáy và ức chế hại khuẩn phát triển trên da đầu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 7 quả bồ kết
- Đun sôi bồ kết với 2 lít nước
- Sử dụng nước này để gội đầu cho bé. Áp dụng 2 – 3 ngày liên tục để đạt hiệu quả cao
Vỏ bưởi
Vỏ bưởi là cách trị nấm da đầu cho bé tiếp theo mà Betapnoi muốn gợi ý cho các mẹ. Trong vỏ bưởi tìm thấy rất nhiều tinh dầu có dược tính cao. Một trong số đó là tác dụng ức chế và tiêu diệt các bào tử nấm gây hại. Không chỉ hiệu quả, gội đầu bằng vỏ bưởi còn rất lành tính, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện:
- Vỏ bưởi phơi khô, sau đó rửa sạch
- Đun vỏ bưởi với 3 lít nước trong 15 phút
- Cho nước ra chậu, chờ nguội rồi dùng nước này gội đầu cho bé
- Trong quá trình gội, mẹ nên massage nhẹ nhàng để lớp vảy được bung ra
- Nên gội đầu vỏ bưởi cho bé 3 lần mỗi tuần để nhận được hiệu quả tốt nhất
Lá ổi
Cách trị nấm da đầu cho bé bằng lá ổi cũng là mẹo dân gian hay mà mẹ có thể thực hiện tại nhà. Lá ổi có khả năng ức chế sự phát triển của nấm men, vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn giúp giảm ngứa, loại bỏ các vảy sùng, tế bào chết trên da đầu và se lành vết thương. Với hiệu quả này, mẹ có thể tận dụng lá ổi trong điều trị nhiều bệnh ngoài da khác ở trẻ chứ không riêng nấm da đầu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá ổi tương, rửa sạch với nước muối loãng
- Đun lá ổi với 3 lít nước sôi trong vòng 5 phút
- Đổ nước ra chậu, đợi nguội rồi dùng để gội đầu cho bé
Tinh dầu tràm trà
Nếu mẹ còn băn khoăn về cách trị nấm da đầu cho trẻ em, thì tinh dầu tràm trà sẽ một gợi ý tuyệt vời nên tham khảo.
Nguyên liệu này có chứa hai hoạt chất nổi bật là Terpinen-4-ol và Gamma-terpinene. Ngoài tác dụng trị mụn, dưỡng ẩm da, nó còn giúp chống nấm và kháng khuẩn hiệu quả. Hơn nữa, dùng tinh dầu tràm trà còn ngăn ngứa da đầu, rụng tóc, loại bỏ dầu thừa và bong vảy. Vì vậy, trẻ em bị nấm da đầu hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để khắc phục.
Cách thực hiện:
- Làm ướt tóc bé
- Nhỏ vài giọt tinh dầu rồi thoa lên da đầu bé
- Massage nhẹ nhàng trong 5 phút
- Gội lại đầu cho bé bằng nước sạch
- Lau tóc bằng khăn mềm rồi để khô tự nhiên
Những lưu ý khi chăm sóc nấm da đầu cho bé
Trẻ bị nấm da đầu mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Để hạn chế bệnh lây lan, lâu khỏi, khi thời tiết nắng nóng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé. Chẳng hạn như tắm gội, giữ tóc bé khô ráo, tránh cào gãi mạnh làm xây xước da đầu,…
- Không nên đội mũ cho bé khi tóc bị ẩm, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi có khả năng nhiễm bệnh
- Tránh dùng chung đồ với người khác: không dùng chung khăn lau, mũ đội đầu, lược chải tóc,…
- Không để bé cào hay gãi mạnh da đầu để khiến nấm lan rộng hơn
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống và bôi cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
- Cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luôn nâng cao sức đề kháng để giúp phòng bệnh tốt nhất
- Nấm da đầu rất dễ lây lan, vì vậy ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa đi khám và điều trị kịp thời
Trên đây là một số cách trị nấm da đầu cho bé. Hy vọng những gợi ý này sẽ giúp bé sớm khỏi bệnh. Trong trường hợp, bé áp dụng 3 – 5 ngày nhưng tình trạng nấm đầu không được cải thiện, thậm chí có xu hướng tiến triển nặng thì nên ngừng ngay. Đồng thời đưa bé đến bác sĩ da liễu để được xử lý kịp thời.
Tìm kiếm nhiểu: cách trị nấm da đầu cho trẻ em, cách trị nấm da đầu ở trẻ em, trị nấm da đầu cho bé,…