Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?

05/11/2022

Thời gian gần đây, có không ít cha mẹ băn khoăn rằng: “Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?” hay “Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không?”. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết, cha mẹ hãy tham khảo nhé!

Trẻ con bị cúm A có nguy hiểm không?
Trẻ con bị cúm A có nguy hiểm không?

Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp. Các chủng virus cúm A có khả năng lây lan nhanh, tồn tại lâu trong môi trường, quần áo, tay, chân và trên các bề mặt như tủ, bàn, ghế, cửa, đồ chơi,…

Cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách
Cúm A ở trẻ em rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách

Triệu chứng của bệnh cúm A ở trẻ em bao gồm: ho, sốt, nôn, đau cơ, đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau và đỏ mắt,… Nhìn chung, các triệu chứng của cúm A gần giống với cảm lạnh thông thường. Chính vì vậy, không ít cha mẹ có tâm lý chủ quan, không điều trị đúng cách khiến bệnh tiến triển nặng.

Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch yếu hay trẻ mắc bệnh về gan, thận, tim, máu, nội tiết, béo phì, rối loạn chuyển hóa, hóa trị trong thời gian dài hay bệnh hen suyễn có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như khó thở, thở gấp, lẫn máu trong đờm, dễ dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, biến chứng của bệnh cúm A ở trẻ em mà cha mẹ nên biết đó là viêm màng não, viêm thanh/khí/phế quản, viêm tai giữa, viêm cơ tim hay nhiễm khuẩn thứ phát. Vì vậy, khi thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh cúm A, cha mẹ hãy chủ động điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Xem ngay:  Bật Mí 8 Cách Giúp Trẻ Tăng Động Cải Thiện Hành Vi

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị đúng cách. Cùng với đó, cha mẹ nên tăng cường vệ sinh cá nhân, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ và giữ cho nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không?

Đáp án của câu hỏi này là có. Vốn dĩ, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu, nếu bị cúm A hệ miễn dịch càng suy giảm. Nếu không được phát hiện kịp thời, điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị cúm A dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Trẻ sơ sinh bị cúm A dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Trẻ bị nhiễm virus cúm A/H1N1 thường xuất hiện biến chứng liên quan đến đường hô hấp trên. Trong khi đó, nếu nhiễm virus cúm A/H5N1 trẻ có thể bị viêm phổi nặng. Biến chứng của bệnh có thể tác động đến hệ thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị cúm A nếu không được điều trị kịp thời còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não. Vì vậy, khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện của bệnh cúm A, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ Nhi khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp vệ sinh và chăm sóc cơ thể trẻ sơ sinh bị cúm A theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ bú liên tục bởi vì sữa mẹ có thể cung cấp những kháng thể mà trẻ cần. Ngoài ra, cha mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và rửa tay sạch sẽ khi thay tã/bỉm hay vệ sinh cho trẻ sơ sinh.

Phòng ngừa cúm A ở trẻ em bằng cách nào?

Cúm A là bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng và sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, đúng cách. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm A ở trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Xem ngay:  Chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ có tốt không?
Tiêm vaccine phòng bệnh cúm A ở trẻ em
Tiêm vaccine phòng bệnh cúm A ở trẻ em
  • Thai phụ nên tiêm phòng cúm đầy đủ để bảo vệ trẻ khỏi virus cúm trong những tháng đầu đời
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần tiêm đầy đủ vaccine để ngăn ngừa sự tấn công của virus cúm, trong đó có cúm A
  • Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, tránh tiếp xúc với người có nguy cơ cao hay đang bị cúm A
  • Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt chú ý đến rửa tay, mũi, và họng
  • Không nên cho trẻ cắn đồ vật hay đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh sự lây nhiễm virus cúm A
  • Vệ sinh phòng ở thường xuyên, giữ cho nhiệt độ và độ ẩm trong phòng ở mức phù hợp
  • Không chỉ chú ý đến chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cũng nên cho trẻ vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
  • Theo dõi sức khỏe mỗi ngày cho trẻ, nếu thấy những triệu chứng của cúm A, hãy cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị

Bài viết đã giúp cha mẹ có được đáp án chi tiết cho câu hỏi: “Cúm A ở trẻ em có nguy hiểm không? và “Trẻ sơ sinh bị cúm A có nguy hiểm không?”. Bài viết còn giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về biện pháp phòng chống bệnh đơn giản, hiệu quả. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến cúm A nói chung và cúm A ở trẻ em nói riêng, hãy comment bên dưới bài viết để chúng tôi kịp thời giải đáp.

Trẻ 13 tháng biếng ăn phải làm sao? Lưu ý từ A đến Z dành cho mẹ
Trẻ sốt siêu vi có kiêng tắm không? Làm gì để bệnh nhanh khỏi?