Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà theo lời chuyên gia

19/11/2022

Cúm A ở trẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà, song song với điều trị theo chỉ định bác sĩ. Dưới đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ!

Chuyên gia mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà
Chuyên gia mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà

Trẻ bị cúm A có sao không?

Cúm A là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp có thể bùng phát thành các đợt dịch trong cộng đồng. Bởi khả năng thay đổi thành các chủng mới. Đó là lý do vì sao, việc tiêm phòng cúm A ở trẻ phải được nhắc lại hàng năm. 

Bệnh cúm A có thể điều trị dễ dàng, nhưng nếu chủ quan, không có biện pháp can thiệp sớm sẽ tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm nhất của virus cúm A là suy hô hấp, với các biểu hiện như thở gấp, khó thở, đờm có lẫn máu,… lâu dần dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí đe dọa tới tính mạng trẻ. Ngoài ra, bệnh cúm A còn có thể gây ra các biến chứng khác như viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm màng não, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa,… Vì thế, cha mẹ không thể chủ quan với bệnh lý này ở trẻ.

Trẻ bị cúm A bao lâu thì khỏi?

Trong 3 loại cúm A, B và C, virus cúm A là bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ. Tùy theo cơ địa và thể trạng của từng trẻ, virus cúm A sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Nhưng tựu chung, bệnh có một số triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Đau đầu, đau cơ, đau mỏi cơ thể
  • Ho, đau họng
  • Ngạt mũi, hắt hơi
  • Chảy nước mắt, nước mũi
  • Sốt cao, ớn lạnh
Triệu chứng cúm A ở trẻ
Triệu chứng cúm A ở trẻ

Trẻ bị cúm A bao lâu khỏi bệnh còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi trẻ và cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà của từng gia đình. Thông thường, trẻ bị cúm A sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, tàn dư của bệnh có thể kéo dài cả tháng. Cụ thể: mệt mỏi kéo dài 21 – 28 ngày, ho kéo dài 14 – 21 ngày, chảy nước mũi kéo dài 7 – 14 ngày và sốt kéo dài 5 – 7 ngày.

Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà

Để giúp bé nhanh khỏi, tránh mệt mỏi sau khi hết bệnh, cũng như hạn chế khả năng lây nhiễm cho người khác, cha mẹ hãy áp dụng cách chăm sóc sau:

Cách lý trẻ

Cúm A có thể lây từ người sang người thông qua con đường giao tiếp, tiếp xúc gần hoặc chạm vào bề mặt có chứa virus. Vì vậy, nếu bé bị cúm A, cha mẹ cần cách ly với các thành viên khác. Cho bé nghỉ ngơi trong phòng riêng và hạn chế tiếp xúc với mọi người. Ngoài ra, mẹ cần chuẩn bị cho bé các vật dụng cá nhân riêng, không nên dùng chung đồ để tránh lây nhiễm virus.

Xem ngay:  Nợ miễn dịch – Nguyên nhân trẻ ốm triền miên sau Covid-19

Cho trẻ đeo khẩu trang

Để ngăn ngừa khả năng lây truyền qua đường hô hấp, mẹ hãy nên cho trẻ đeo khẩu trang. Sử dụng khẩu trang y tế sẽ giúp bé cảm thấy dễ thở và thoải mái hơn so với khẩu trang vai. Bên cạnh đó, loại khẩu trang này cũng có tác dụng ngăn ngừa virus phát tan qua không khí khi bé ho hoặc hắt hơi tốt hơn.

Cho trẻ đeo khẩu trang
Cho trẻ đeo khẩu trang

Không cho trẻ nằm phòng máy lạnh

Cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà mà cha mẹ cần lưu ý nữa đó chính là không cho bé nằm trong phòng máy lạnh quá lâu. Bởi, nhiệt độ thấp sẽ khiến bé dễ bị đau họng, ho, khô mũi và khó tiết mồ hôi hơn. Điều này làm cản trở quá trình phục hồi bệnh, thậm chí dễ bị nặng hơn.

Vì vậy, thay vì phòng máy lạnh, cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ. Hoặc nếu có bật điều hòa thì nên tránh cho trẻ nằm khu vực gió điều hòa thổi trực tiếp vào mặt.

Mặc quần áo thoáng mát

Trẻ bị cúm A có thể bị sốt, vì vậy, khi chăm sóc cha mẹ lưu ý cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt. Điều này giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái, cơ thể được thư giãn, hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh nhanh hơn.

Nhỏ mũi đúng cách

Hầu hết trẻ bị cúm A đều có biểu hiện nghẹt mũi. Vì vậy. cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà không thể thiếu việc làm này! Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý không chỉ giúp giảm tắc nghẽn, cho bé dễ thở mà còn có tác dụng làm sạch, loại bỏ chất nhầy, bụi bẩn. Đây đều là những thủ phạm khiến bệnh cúm A ở trẻ kéo dài và trở nặng hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo bác sĩ về một số dung dịch nhỏ mũi nhằm điều trị bệnh nhanh hơn.

Nhỏ mũi cho bé đúng cách
Nhỏ mũi cho bé đúng cách

Trẻ bị cúm A nên ăn gì?

Việc ăn uống rất quan trọng với trẻ nhỏ, nhất là khi cơ thể đang bị suy yếu do virus cúm A tấn công. Vì vậy, trong cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà, mẹ đừng quên cho bé ăn uống đủ chất nhé! Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, cũng như một vài lưu ý trong ăn uống khi bé bị ốm:

  • Rau củ: Bí đỏ, cà chua, cà rốt, bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi, rau ngót,… Đây là nhóm thực phẩm giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ, giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Ổi, chuối, lê, táo, đu đủ, dâu tây, nho, quýt, cam,… Vitamin C là thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch. Nhờ có nó, tế bào bạch cầu sẽ được sản sinh, giúp tăng miễn dịch để tấn công virus, vi khuẩn
  • Thực phẩm giàu kẽm: Cua, tôm, cá, sữa, trứng, thịt lợn nạc, gà, thịt bò, hàu, sò,… Đây cũng là chất dinh dưỡng thiết yếu cho hệ miễn dịch khỏe mạnh
  • Các loại gia vị: Mật ong, gừng, tỏi, hành,… giúp chống viêm, kháng khuẩn rất hữu ích khi trẻ bị mắc cúm A
  • Bổ sung nước: Trẻ bị cúm A có thể bị sốt dẫn đến mất nước. Vì vậy, việc cung cấp đủ nước là điều rất cần thiết để giảm mệt mỏi, cũng như biến chứng do tình trạng mất nước gây ra
  • Ưu tiên món ăn dạng lỏng: Cháo, súp, bột,… là những món ăn mẹ nên ưu tiên nấu cho bé. Khi bé bị cúm A, cơ thể rất mệt mỏi nên sinh chán ăn. Vì vậy, thức ăn càng mềm và dễ ăn sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa và kích thích ăn ngon miệng hơn
Xem ngay:  Trẻ nhỏ có nên uống omega 3 liên tục không?

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi khỏi cúm A

Không chỉ cần quan tâm đến cách chăm sóc trẻ bị cúm A mà ba mẹ cũng cần biết chăm sóc bé đúng cách sau khi khỏi để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Thông thường, trẻ bị cúm A sẽ khỏi bệnh sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, để triệu chứng dứt hẳn thì cần thời gian lâu hơn cũng như cần được chăm sóc chu đáo hơn bình thường. Theo đó, sau khi hết cúm, ba mẹ vẫn nên giữ thói quen vệ sinh mũi họng, răng miệng cho bé mỗi ngày.

Nên bổ sung dinh dưỡng cho bé đầy đủ, đa dạng các thực phẩm để thay đổi khẩu vị, cũng như kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Một số thực phẩm được khuyến cáo cho trẻ sau khi khỏi cúm A là cá, tôm, cam, bơ, chuối, rau củ, thịt bò,…

Ngoài ra, đừng quên cho bé uống nước đầy đủ. Với bé từ 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống thêm nước ép trái cây, rau củ đề bổ sung thêm vitamin cho cơ thể, giúp sức khỏe nhanh chóng bình phục.

Hướng dẫn chăm sóc bé sau khi khỏi cúm
Hướng dẫn chăm sóc bé sau khi khỏi cúm

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Cúm A có biểu hiện khá tương đồng với cúm thông thường nên nhiều cha mẹ chủ quan, trì hoãn việc điều trị ở trẻ. Vì vậy, nếu thấy bé xuất hiện những triệu chứng sau, phụ huynh cần đưa đến bệnh viện ngay để ngăn ngừa biến chứng:

  • Trẻ tức ngực, khó thở
  • Trẻ không chịu bú sữa hay uống nước
  • Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì
  • Buồn nôn, nôn nhiều
  • Da xanh tái, môi nhợt nhạt
  • Các triệu chứng cúm A có xu hướng tái phát với mức độ nặng hơn

Trên đây là hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà. Cha mẹ nên theo sát tình hình của bé để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường. Chúc bé sớm khỏe!

Có nên cho bé 4 tháng uống DHA? Bổ sung thế nào?
Cách chăm sóc bé 11 tháng biếng ăn giúp tăng cân đạt chuẩn