Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh: 6 cách giúp bé vượt qua

20/11/2022

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến, thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan có thể sẽ dẫn đến biếng ăn kéo dài, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Cách chăm sóc bé 11 tháng biếng ăn giúp tăng cân đạt chuẩn
  • Biếng ăn sinh lý ở trẻ 2 tuổi có nguy hiểm không?
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh: 6 cách giúp MẸ và BÉ vượt qua dễ dàng!
Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh: 6 cách giúp MẸ và BÉ vượt qua dễ dàng!

Cùng tìm hiểu biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?

Biếng ăn là “căn bệnh” ở trẻ mọi lứa tuổi. Điều này diễn ra ngay cả với trẻ sơ sinh. Có 3 dạng biếng ăn: biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Trong đó, biếng ăn sinh lý là nguyên nhân thường gặp nhất. 

Thực tế, biếng ăn sinh lý là tình trạng bé đột ngột lười bé hoặc ít bú hơn bình thường. Biếng ăn sinh lý thường xuất hiện vào giai đoạn “tuần khủng hoảng”. Đây là thời điểm trẻ có những biến đổi mạnh mẽ về mặt thể chất và kỹ năng, chẳng hạn như mọc răng, tập lẫy, tập đi,… Vì vậy, em bé sẽ tập trung toàn bộ tâm trí cho “sự kiện” này mà lơ là chuyện ăn uống.

Dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ đột nhiên bú ít hơn bình thường, cữ bú ngăn, không thức dậy vào ban đêm đòi bú, thậm chí từ chối bú mẹ
  • Với bé đang trong thời kỳ ăn dặm, con sẽ chỉ thích ăn một số món nhất định. Đôi khi là quấy khóc, lảng tránh, không hợp tác khi đến giờ cơm
  • Bé không có biểu hiện đói, đòi ăn
  • Trẻ không tập trung vào bữa ăn mà chỉ quan tâm đến những thứ xung quanh
  • Một số trẻ thường ngậm thức ăn mà không nhai, thậm chí là phúc thức ăn khiến cha mẹ vô cùng stress
  • Trẻ không tăng cân, thậm chí là sụt cân mặc dù sức khỏe vẫn bình thường
Xem ngay:  Cẩm nang các loại mì Nhật Bản nổi tiếng, thơm ngon khó cưỡng
Dấu hiệu biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Con bạn có đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý không?

Biếng ăn sinh lý được chia theo các giai đoạn khác nhau. Dưới đây là các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Mẹ cũng theo dõi để biết con có đang trong giai đoạn biếng ăn không nhé!

Giai đoạn biếng ăn ở trẻ 3 – 4 tháng tuổi

Trẻ từ 3 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu những “cú” lật đầu đời. Bé được nhìn ngắm và quan sát rộng hơn những thứ xung quanh. Trải nghiệm mới này khiến trẻ rất thích thú, đôi khi là quên mất cả nhiệm vụ ăn uống.

Với trẻ 3 – 4 tháng tuổi biếng ăn sinh lý, mẹ không cần phải quá lo lắng. “Tuần khủng hoảng” này sẽ nhanh chóng vụt qua, bé sẽ thích nghi và trở lại đúng “phong độ” ngay thôi!

Giai đoạn biếng ăn ở trẻ sau 5 tháng tuổi

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh sau 5 tháng tuổi không phải là tình trạng hiếm gặp. Giai đoạn này bé bắt đầu tập tành ăn dặm, với chế độ ăn hoàn toàn mới, chắc chắn con sẽ không khỏi bỡ ngỡ.

Khi thấy bé biếng ăn sinh lý, điều cha mẹ cần làm là tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân. Từ đó có những thay đổi phù hợp để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.

✔️✔️✔️ Xem thêm: Cách chọn thực phẩm chức năng cho trẻ biếng ăn?

Giải pháp khắc phục biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

“Tuần khủng hoảng” sẽ kết thúc khi trẻ hoàn toàn học được kỹ năng mới. Tuy nhiên, mẹ có thể rút trẻ thích nghi với những thay đổi này bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như:

Xem ngay:  Những loại kem chống nắng không tốt cho da

Bú đúng cữ

Ăn uống khoa học, đúng bữa, đúng cữ là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tốt. Không những thế, việc bé ăn vào một thời gian cố định còn giúp dạ dày hoạt động ổn định hơn. Qua đó cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở trẻ. 

Cho bé bú đúng cữ
Cho bé bú đúng cữ

Bú đúng tư thế

Tư thế bú thoải mái sẽ giúp bé hào hứng hơn trong chuyện ăn uống. Đồng thời tránh được tình trạng ọc sữa, đầy hơi.

Mẹ có thể tham khảo 4 tư thế cho bé bú dưới đây:

tu the cho con bu

Chia nhỏ bữa ăn

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên giảm lượng sữa trong từng cữ, đồng thời tăng số cữ trong một ngày. Khoảng 3 tiếng mẹ cho bé ti một lần, vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa khiến trẻ không cảm thấy bị nhồi nhét.

Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu hóa

Điều này không những làm giảm áp lực cho dạ dày mà còn giúp bé dễ nhai, dễ nuốt hơn. Một số cách chế biến mẹ có thể tham khảo như như cháo, súp, canh, cơm nát,… hoặc bất kỳ món ăn gì mà bé yêu thích.

Cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hóa
Cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu hóa

Hướng tập trung của bé vào bữa ăn

Mẹ không nên áp dụng “chiêu thức” dụ dỗ bằng cách cho trẻ xem tivi, ipad, điện thoại trong giờ ăn. Hãy để trẻ tập trung 100% tâm trí vào chuyện ăn uống và hoàn thành bữa ăn trong 30 phút.

Hãy kiên trì và nhẹ nhàng với trẻ

Trẻ khi không chịu ăn thường khá “bướng”. Những lúc này, mẹ càng phải nhẹ nhàng, tuyệt đối không nổi nóng, quát mắng. Hành động quát mắng sẽ khiến trẻ sợ hãi và có cảm giác như “buộc phải” ăn chứ không phải là “được ăn” nên cảm giác ngon miệng sẽ không có.

Trên đây là những giải pháp giúp khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp mẹ nhanh chóng “gỡ rối”, bé phát triển và tăng cân đều!

Cách uống DHA cho bé đúng chuẩn giúp hấp thu tối ưu
Bổ sung dha cho bé từ mấy tháng tuổi?