Bé 8 tháng biếng ăn do nguyên nhân gì và cách khắc phục ra sao. Mời mẹ cùng Betapnoi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu bé 8 tháng biếng ăn
8 tháng tuổi là giai đoạn có nhiều thay đổi về dinh dưỡng. Bé vẫn duy trì bú sữa mẹ và sữa công thức, bên cạnh đó còn đang làm quen với thức ăn thô. Vì vậy, trẻ ở lứa tuổi này rất dễ biếng ăn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ 8 tháng biếng ăn:
- Trẻ không có biểu hiện đói, đòi ăn
- Trẻ 8 tháng không chịu ăn, thậm chí lười cả bú sữa mẹ và sữa công thức
- Bé quấy khóc, lảng tránh khi nhìn thấy thức ăn
- Bé ngậm không chịu nhai, đôi khi còn phun cả thức ăn, khiến cha mẹ stress vô cùng
- Bữa ăn kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ
Nguyên nhân bé 8 tháng lười ăn
Một số nguyên nhân dẫn đến biếng ăn ở trẻ 8 tháng là:
Biếng ăn sinh lý
- Bé mọc răng: đây là thời điểm những chiếc răng xinh của bé nhú nên nên thường sẽ bị sốt, khó chịu, ảnh hưởng đến chuyện ăn uống
- Tuần hình thành kỹ năng: Bước vào thời kỳ này, bé thường rất khó tính, dễ quấy khóc, ít ngủ, lười ăn
- Khủng hoảng thời kỳ ăn dặm: Sang tháng thứ 8, bé sẽ bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn. Vì vậy, một số bé sẽ gặp khó khăn để thích nghi nên thường chán ăn
✔️✔️✔️ Xem thêm: Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh: 6 cách giúp bé vượt qua
Biếng ăn tâm lý
- Bé 8 tháng biếng ăn do bị ép ăn quá nhiều: Nhiều phụ huynh đặt nặng vấn đề cân nặng của trẻ nên thường ép bé ăn quá nhiều. Điều này khiến hệ tiêu hóa của bé quá tải, dẫn đến nôn trớ, gây ám ảnh cho bé
- Bé 8 tháng tuổi biếng ăn do biết chọn lọc thức ăn hơn: Thời điểm này nhiều bé đã có sở thích ăn uống nên thường kén ăn hơn. Có bé chỉ thích bú sữa chứ không muốn ăn dặm. Có bé lại chỉ thích ăn một số loại thức ăn nhất định. Vì vậy, nếu mẹ không thường xuyên thực đơn sẽ khiến trẻ biếng ăn
Biếng ăn do bệnh lý
- Trẻ bị nấm miệng, nhiệt miệng
- Trẻ bị táo bón, đầy hơi
- Trẻ bị ốm sốt, viêm amidan
- Trẻ bị mắc các vấn đề về da, gây khó chịu
Những sai lầm thường gặp khiến bé 8 tháng càng biếng ăn hơn
Khi bé không chịu ăn trong nhiều ngày, phụ huynh thường tỏ ra rất sốt ruột. Đồng thời áp dụng mọi cách để con có thể ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, hành động đó của cha mẹ không những không giúp trẻ ăn nhiều hơn mà còn khiến con có ác cảm với bữa ăn.
Ép bé ăn món không thích
Bé 8 tháng tuổi đã có nhận thức của riêng mình về món ăn thích và ghét. Vì vậy, nếu lúc này bé bị ép ăn những món không thích sẽ dễ gây ảnh hưởng tới tâm lý, làm tình trạng biếng ăn ngày càng trầm trọng hơn.
Bé 8 tháng biếng ăn do ăn vặt trước bữa ăn
Việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt như nước ngọt, bánh, kẹo,… trước bữa ăn sẽ khiến chiếc bụng của con được lấp đầy nhanh chóng. Vì vậy sẽ có rất ít khoảng trống dành cho thức ăn bữa chính. Thói quen này kéo dài có thể khiến bé “ghiền” đồ ăn vặt hơn cơm, dẫn đến biếng ăn kéo dài.
Vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại
Sai lầm thường thấy của các bà mẹ khiến bé 8 tháng biếng ăn tiếp theo đó là thói quen “vừa ăn, vừa chơi”. Khi trẻ tập trung vào những thứ xung quanh quá nhiều, chúng sẽ không cảm nhận được sức hấp dẫn từ món ăn. Điều này không những khiến trẻ lười ăn mà còn gây hại cho tiêu hóa. Vì vậy, phụ huynh không nên lặp lại sai lầm này.
Thời gian bữa ăn kéo dài
Bé 8 tháng biếng ăn, nhiều mẹ sẵn sàng kéo dài thời gian ăn, miễn sao con có thể ăn hết phần thức ăn đã chuẩn bị. Tuy nhiên, thời gian ăn quá lâu sẽ khiến bé mất cảm giác ngon miệng, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Thành phần dinh dưỡng không cân đối
Bé tăng cân, cao lớn nhanh là mong mỏi của nhiều cha mẹ. Nhiều người chỉ chăm chăm tập trung đến những thực phẩm bổ sung dưỡng chất giúp bé tăng cân, phát triển chiều cao mà bỏ qua những vi chất khác. Việc mất cân bằng dinh dưỡng sẽ khiến bé mất cảm giác ngon miệng, thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ.
Bé 8 tháng biếng ăn phải làm sao?
Trẻ 8 tháng biếng ăn có thể thoáng qua trong vài tuần hoặc cũng có thể kéo dài. Vì vậy, phụ huynh cần trang bị sẵn những kiến thức giúp khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 8 tháng. Cụ thể như sau:
- Dù trẻ đã bước sang giai đoạn ăn dặm, nhưng việc bú sữa mẹ vẫn không được bỏ qua. Bởi đây vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé, chiếm 60 – 70%
Các bữa ăn cần đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, với 4 nhóm chất quan trọng như:
- Vitamin và khoáng chất (20 – 30g/bữa): lê, táo, su hào, bơ, súp lơ, cải ngọt, rau muống, rau mồng tơi, cà chua, cà rốt,…
- Tinh bột (50 – 80g/bữa): gạo, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc, yến mạch,…
- Chất đạm (10 – 15g/bữa): các loại thịt (heo, gà, bò), sữa, trứng, cá,…
- Chất béo ( 35g/bữa): mỡ động vật hoặc dầu thực vật
- Cho bé ăn từ lỏng đến đặc (ví dụ nước cơm – nước cháo loãng – bột – cháo đặc – cơm nát), từ ít đến nhiều, từ mịn đến thô (nước rau – bột rau – rau băm – lá rau – cọng rau), từ thực phẩm mang tính thực vật đến thực phẩm mang tính động vật
- Cho bé 8 tháng biếng ăn ăn 4 – 5 bữa/ngày. Trong đó có 1 – 2 bữa phụ và 3 bữa chính. Các bữa phụ đan xen vào bữa chính, cách nhau khoảng 3 tiếng
- Tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học: ăn theo giờ cố định, ngồi vào ghế ăn, không vừa ăn vừa xem tivi, nghịch điện thoại, đặc biệt là ăn rong
- Thời gian ăn mỗi bữa chỉ nên kéo dài 30 phút. Dù cho bé vẫn chưa ăn hết khẩu phần thì mẹ vẫn nên ngừng
- Đa dạng thực đơn và cách chế biến
- Chuẩn bị thực phẩm tươi ngon, ăn trong ngày
- Không cho bé ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều đường hoặc dầu mỡ
- Không thúc ép, quát mắng trong bữa ăn. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của trẻ, khiến trẻ ám ảnh mỗi khi đến giờ ăn cơm. Thay vào đó, phụ huynh nên cho bé ngồi vào bàn ăn cùng gia đình, tạo không khí thoải mái, vui vẻ
- Mẹ cần đầu tư một chút vào khâu trang trí, bày biện món ăn sao cho bắt mắt và hấp dẫn. Điều này sẽ giúp khơi gợi sự hứng thú của bé với đồ ăn
- Biết con thích ăn gì, ghét ăn gì. Từ đó có kế hoạch xây dựng thực đơn phù hợp
Trên đây là giải đáp bé 8 tháng biếng ăn phải làm sao? Mong rằng với những chia sẻ này, mẹ sẽ có cho mình kinh nghiệm quý báu trong chăm sóc bé yêu!