Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh có thể là nỗi ám ảnh của rất nhiều ba mẹ khi bé yêu từ thiên thần bỗng “khó tính” như ông hoàng, bà chúa. Để giai đoạn này của con trôi qua thật êm ái, phụ huynh cần trang bị những kiến thức hữu ích về hiện tượng này ở trẻ.
- Cách chữa lẹo mắt ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả
- Cách bế trẻ sơ sinh theo từng tháng “nhẹ tựa lông hồng”
Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì?
Sau khi sinh, bố mẹ không chỉ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe của trẻ mà sự phát triển tâm sinh lý cũng gây ra không ít phiền toái. Thế giới gọi đây là giai đoạn khủng hoảng của trẻ sơ sinh – wonder weeks. Thuật ngữ này ra đời cách đây khoảng 40 năm, mô tả sự phát triển vượt bậc của trẻ sơ sinh cả về thể chất và tinh thần.
Giai đoạn này, một mặt khiến ba mẹ cảm thấy khó khăn khi đối phó với sự “khó ở”của bé. Mặt khác, theo chuyên gia, đây lại là dấu hiệu tốt cho thấy bé đang có những bước “nhảy vọt” đầu đời trong quá trình phát triển. Để cùng con trải qua cột mốc này một cách êm ái, bố mẹ hãy thấu hiểu và giải mã từng thông điệp con muốn gửi gắm qua tiếng khóc, cái cau mày hay cơn cáu bẳn của mình.
>>> Xem thêm các vấn đề:
- Trẻ sơ sinh là từ mấy tháng đến mấy tháng?
- Nhịp thở trẻ sơ sinh khi nào là bình thường, bất thường?
- 9 cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn và an toàn
Dấu hiệu nhận biết wonder week của trẻ sơ sinh
Khi bước vào tuần khủng hoảng, tính khí con sẽ vô cùng “khó ở”. Cách bé “chống đối” đó được coi là tự nhiên, không liên quan đến cách chăm sóc và nuôi dạy bé cưng của cha mẹ.
Tuần khủng hoảng của bé sơ sinh thường có biểu hiện như sau:
- Bé chán ăn, lười bú
- Quấy khóc, nhất là ban đêm
- Ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc ban đêm
- Thường xuyên cáu gắt, bực bội
- Bám mẹ hơn, muốn được mẹ âu yếm, vỗ về
- Bé có thể ghen tị nếu ai đó dành sự chú ý của cha mẹ hoặc người thân xung quanh
- Cơn giận dữ bùng nổ
- Bé thường có món đồ yêu thích, gắn bó không rời
Các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cột mốc phát triển
Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường rơi vào các tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75. Trong giai đoạn này, trẻ tiến bộ thông qua hàng loạt các kỹ năng như ngồi, bò, tập đứng, biết đi, học nói,… Mặc dù mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, nhưng các con đều trải qua trình tự phát triển tương tự nhau. Cụ thể như sau:
5 tuần tuổi
- Bé có sự phát triển về các giác quan
- Bé biết hướng sự chú ý, tập trung vào đồ vật mà con quan tâm, thích thú
- Bé biết cười, nhạy cảm với mùi hương
8 tuần tuổi
- Wonder week của trẻ sơ sinh giai đoạn này quan tâm đến đồ chơi
- Bé biết phát ra những âm thanh gầm gừ nhỏ
- Bé biết quay đầu về phía phát ra âm thanh
- Bé dần khám phá và quan sát các bộ phận trên cơ thể mình
12 tuần tuổi
- Sau tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh này, bé bắt đầu phát triển một số kỹ năng vận động như biết lẫy, lật sấp, lật ngửa, ngóc đầu, cười nhiều hơn
- Bé thích lắng nghe những âm thanh với tần số khác nhau
- Bé bỏ ăn, thức khuynh hơn, nhưng bù lại, con lại rất hay cười
19 tuần tuổi
- Mẹ sẽ thấy bé thích đưa tay lên miệng mút hoặc cầm nắm tất cả thứ gì trong tầm với nhét vào miệng
- Biết đẩy núm ti khi đã no
- Biết nhìn theo cha, mẹ
26 tuần tuổi
- Bé bắt đầu thể hiện cảm xúc mãnh liệt, hét và cười rất to
- Bé biết ngồi dậy, nhổm người
- Bé có thể xác định được khoảng cách xa gần
37 tuần tuổi
- Bé có thể bắt chước biểu cảm của người khác
- Bé hiểu một số từ đơn giản
- Rất thích chơi trò đung đưa theo những bài nhạc quảng cáo
46 tuần tuổi
- Bé nói được những từ đơn giản
- Hiểu và trả lời được những câu hỏi ngắn
- Biết chỉ vào đồ vật muốn để mong sự trợ giúp từ ba mẹ
55 tuần tuổi
- Bé có thể đứng vịn vào tường hoặc thành giường
- Bé thích cầm đồ vật đưa ra xa
- Bé có thể tự mặc và cởi quần áo
- Bé rất hứng thú với bộ môn vẽ và màu sắc
64 tuần tuổi
- Biết nịnh, nũng nịu mẹ
- Có thể bắt chước biểu cảm và hành động của người lớn
75 tuần tuổi
- Bé có thể đi vững và chạy nhảy
- Tâm lý của trẻ phát triển, có sự đồng cảm và ít ích kỷ hơn
- Bé có thể thay đổi hành vi phù hợp với từng hoàn cảnh
- Khả năng ngôn ngữ dần hoàn thiện
Bảng dự đoán tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh
Biết được các tuần wonder week của trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ chủ động để đối phó với những cơn quấy khóc, giận dữ không rõ nguyên nhân của trẻ.
Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?
Mỗi “tuần khủng hoảng ở trẻ sơ sinh” sẽ kéo dài khoảng 5 tuần. Lúc này, trẻ sẽ trải qua 2 giai đoạn: bão bố (stormy) và nắng đẹp (sunny).
- Giai đoạn bão tố: Đây là thời điểm bé bắt đầu học các kỹ năng mới nên đôi khi hướng sự tập trung, chú ý vào điều thích thú mà quên đi ăn uống, ngủ nghỉ. Vì vậy, nếu có bất kỳ sự điều gì làm gián đoạn sự chú ý của bé, chúng sẽ bùng phát cơn thịnh nộ, với các biểu hiện như: cáu kỉnh, khó chịu, quấy khóc
- Giai đoạn nắng đẹp: Đây là giai đoạn sau của wonder week, là thời điểm con bước vào một giai đoạn phát triển mới. Lúc này, bé đã hoàn thành việc học kỹ năng mới, cũng như phát triển về khả năng nhận thức. Giờ giấc sinh hoạt và chuyện ăn uống sẽ trở về theo đúng như ban đầu
Về lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế, rất khó để xác định tuần khủng hoảng của bé kéo dài bao lâu hay đến và đi khi nào. Bởi mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển khác nhau. Cha mẹ hãy căn cứ vào biểu hiện để chủ động đưa ra cách chăm sóc phù hợp.
Thực tế, rất khó để xác định chính xác wonder week sẽ đến và đi khi nào, vì mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển riêng.
Cha mẹ cần làm gì trong tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh?
Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh không giống nhau hoàn toàn, có bé đến đúng theo mốc, có bé đến muộn và sớm hơn so mốc thời gian quy định. Thông thường, tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh được tính dựa trên vào ngày dự sinh của bé. Do đó, với những bé sinh non, mẹ tính theo ngày dự kiến chứ không phải theo ngày sinh thực tế nhé!
Dưới đây là một số mẹo nhỏ mẹ có thể áp dụng khi con trải qua giai đoạn khủng hoảng này!
- Trong giai đoạn wonder week, bé rất bám mẹ lý do bởi chúng cảm thấy không yên tâm và bất an. Do đó, điều mẹ cần làm là dành sự quan tâm nhiều hơn đến bé, thường xuyên ôm ấp, vỗ về, trấn an để bé cảm thấy yên tâm, an toàn
- Trẻ trong giai đoạn khủng hoảng sẽ quấy khóc, nhõng nhẽo, thậm chí là thức khuya. Vì vậy, chăm sóc bé không thôi cũng sẽ khiến mẹ kiệt sức. Do đó, để cùng con trải qua giai đoạn này, phụ huynh cần biết tự chăm sóc chính mình và ăn uống hợp lý
- Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh rồi sẽ sớm kết thúc. Nó chỉ kéo dài vài ngày rồi mọi chuyện sẽ trở lại theo đúng quỹ đạo ban đầu. Con sẽ lại ăn ngon, ngủ đều, nên mẹ hãy coi đây là điều bắt đầu phải xảy ra, đừng quá lo lắng hay cáu gắt với trẻ nhé!
- Trong giai đoạn phát triển này, mọi thứ xung quanh đều mới lạ với bé. Do đó, đôi khi con sẽ thấy sợ hãi nên thường bám víu mẹ. Bạn hãy cảm thông và động viên trẻ trong giai đoạn này nhé!
- Nên cho con đi ngủ sớm hơn bình thường từ 30 – 45 phút
- Ngủ ít vào ban ngày hơn (áp dụng với tuần 12 – 26, 37 – 55 hoặc tuần thứ 64
- Trong giai đoạn tuần khủng hoảng, thói quen ăn uống của trẻ cũng thay đổi. Vì vậy, nếu bé có từ chối món mà trước giờ vẫn thích thì mẹ cũng không nên ép bé ăn. Hãy thay thế bằng những thực phẩm bé thích, miễn nạp đủ chất dinh dưỡng cho bé là được
Trên đây là các tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh và cách đối phó. Hy vọng với thông tin này, mẹ sẽ cùng bé trải qua giai đoạn này thật nhẹ nhàng!