Biểu hiện trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý – cha mẹ cần biết sớm 

15/10/2022

Xã hội phát triển, kéo theo hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Với những biểu hiện hiếu động quá mức, không chú ý và khó tập trung gây ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và sinh hoạt. Vậy biểu hiện trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý là gì và cách cải thiện ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây các mẹ nhé!

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ, đặc trưng là những hành vi hiếu động quá mức, mất tập trung và kém chú ý. Một thống kê cho thấy, cứ 100 trẻ thì có 3-5 trường hợp mắc rối loạn này và xuất hiện triệu chứng rất sớm. Nhìn chung, tỷ lệ trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thay đổi theo từng quốc gia. Lứa tuổi thường gặp từ 8-11 tuổi, bé trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần bé gái và sẽ giảm dần khi lớn lên. Trên thực tế, trẻ bị rối loạn này có thể chỉ là tăng động hoặc giảm chú ý. Đôi khi kết hợp lại cả hai loại.

Các dấu hiệu trẻ tăng động dễ dàng nhận biết

Nhìn chung trẻ tăng động thường có một số biểu hiện riêng và khác biệt hoàn toàn so với hiếu động thông thường. Sau đây là những triệu chứng trẻ tăng động điển hình:

Trẻ hiếu động quá mức

Dấu hiệu trẻ tăng động phổ biến và nhận biết dễ nhất đó là sự hiếu động, nghịch ngợm thái quá. Trẻ có thể nghịch mọi thứ, luôn tay luôn chân, không chịu ngồi yên một chỗ, thích leo trèo, chạy nhảy khắp nơi không biết mệt. Trong lớp, trẻ tăng động cũng không ngừng cựa quậy, làm ổn gây ảnh hưởng đến cô giáo và các bạn.

Trẻ thiếu tập trung chú ý

Một biểu hiện trẻ tăng động cũng thường gặp phải đó là sự thiếu tập trung, chú ý. Trẻ thường xuyên lơ đãng, mơ màng và không quan tâm đến bất cứ điều gì. Ngay cả khi nói chuyện trực tiếp với bố mẹ, thầy cô, bạn bè,…trẻ cũng thiếu tập trung và không thể nhớ được đoạn hội thoại đó. Cụ thể, các dấu hiệu trẻ tăng động kèm giảm chú ý sẽ được thể hiện như sau:

Gặp khó khăn khi phải lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc thực hiện một việc gì đó trọn vẹn.

Có thể thích rất nhiều thứ, nhưng không được lâu.

Không đủ kiên trì, thường bỏ dở hoặc quên mất việc mình đang làm.

Rất dễ bị phân tâm dù chỉ là tiếng động nhỏ hay một đồ vật đặt trước mặt.

Trẻ thiếu tập trung chú ý 1
Các dấu hiệu trẻ tăng động dễ dàng nhận biết

Trẻ không tập trung trong lớp

Sự thiếu tập trung, chú ý gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập, tiếp thu của trẻ tăng động so với bình thường. Trẻ có thể dễ dàng bỏ qua những bài giảng trên lớp, không nhớ phải làm gì khi về nhà, dẫn đến kết quả học tập kém, không theo kịp các bạn cùng trang lứa.

Xem ngay:  Rơ lưỡi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Dễ tức giận, nổi nóng

Trẻ tăng động thường dễ nổi nóng, giận dữ và khó kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Do vậy, trẻ dễ cáu gắt hay giận hờn vô cớ, dẫn đến xô xát, đánh bạn hoặc chính người thân trong gia đình. Điều này sẽ khiến trẻ bị xa lánh, cô lập, không có bạn bè.

Vội vàng, hấp tấp

Một trong những biểu hiện của tăng động đó là tính hấp tấp, vội vàng, bất cẩn và không quan tâm đến hậu quả của việc mình làm. Trẻ rất khó chờ đến lượt của mình, thường trả lời người khác khi chưa hỏi xong hoặc phá đám các bạn đang chơi đùa. Sự vội vàng, hấp tấp cũng khiến trẻ mắc phải lỗi khi làm bài tập hoặc thực hiện các công việc khác dù được nhắc nhở nhiều lần. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ lười và kém thông minh.

Bỏ dở việc giữa chừng

Trẻ tăng động thường quên mất các công việc mình đang làm giữa chừng, điển hình là những việc đòi hỏi tư duy, suy đoán, con số hay tìm tòi. Chẳng hạn như đang học bài, trẻ có thể bỏ đi chơi một cách vô thức. Chính vì vậy, phải hoàn thành bài tập, ngồi trên ghế trong một khoảng thời gian hay nghe giảng trọn vẹn một tiết học… đều là những việc khó khăn đối với trẻ bị tăng động. Trẻ sẽ cố gắng vặn vẹo, xoay người hoặc tự ý bỏ dở để chọn những thứ mình thích ở xung quanh.

Chậm nói

Chậm nói hay gặp vấn đề về ngôn ngữ là dấu hiệu trẻ bị tăng động. Trẻ có thể phát triển khả năng nói bình thường trong những năm đầu. Tuy nhiên, đến thời điểm nhất định sẽ gặp các vấn đề trong việc tổ chức sắp xếp từ ngữ để tạo thành câu, cũng như diễn đạt bằng lời nói. Trên thực tế cho thấy, tình trạng trẻ tăng động chậm nói ngày càng nhiều và thường song hành cùng nhau. Chính điều này, đã gây ra không ít hạn chế trong giao tiếp, học tập và cuộc sống.

Hậu quả khi trẻ bị tăng động giảm chú ý

Trẻ bị tăng động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và các lĩnh vực khác nhau, gồm: 

Đối với học tập: Trẻ tăng động không thể tập trung, chú ý khi học bài khiến kết quả học tập kém hơn so với các bạn.

Đối với giao tiếp: Tính cách hung hăng, nóng giận sẽ khiến trẻ không được bạn bè quý mến, chơi cùng và khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ với mọi người.

Dễ mắc các bệnh lý khác: Trẻ tăng động có nguy cơ mắc phải các bệnh lý như: trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực…

Dễ xảy ra xung đột: Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền hàng ngày, cha mẹ trẻ tăng động cũng phải quan tâm, chăm sóc cho trẻ nhiều hơn để cải thiện các rối loạn một cách tốt nhất. Đôi khi chính việc này lại gây nên những căng thẳng, xung đột trong gia đình, làm đảo lộn cuộc sống.

Sự nghiệp: Trong cuộc sống, người bị tăng động rất khó tìm được một công việc phù hợp bởi khả năng tập trung của họ không cao, dẫn đến năng suất làm việc kém. Thêm nữa, với sự bốc đồng và khó kiểm soát hành vi, họ rất dễ mắc lỗi, gây ảnh hưởng đến công việc, cũng như các mối quan hệ với đồng nghiệp.

Xem ngay:  Kiểm tra y tế cầu thủ: Quy trình, tiêu chuẩn và tầm quan trọng trong bóng đá

Trẻ bị tăng động, giảm chú ý cha mẹ nên làm gì để cải thiện?

Trẻ tăng động giảm chú ý gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nên quan tâm đúng mức và can thiệp sớm để hỗ trợ trẻ tăng động hòa nhập với cộng đồng. Dưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ dạy trẻ tốt hơn:

Lập thời gian biểu cụ thể

Cha mẹ nên lập thời gian biểu cụ thể, chi tiết cho từng việc trong ngày mà trẻ cần làm, từ thức dậy, đánh răng, đi học… đến khi trẻ đi ngủ. Biện pháp này sẽ giúp trẻ tập trung, chú ý, hạn chế tình trạng bỏ dở việc giữa chừng vì quên. Đồng thời, rèn luyện thói quen tổ chức, sắp xếp công việc hàng ngày.

Thưởng phạt rõ ràng

Mỗi khi trẻ hoàn thành công việc, cha mẹ hãy khen ngợi để khích lệ sự cố gắng, nỗ lực mà trẻ đạt được. Khuyến khích trẻ thực hiện những hành động đúng qua những món quà (đồ chơi, sách…). Ngược lại, nếu trẻ làm sao bạn cần nhắc nhở ngay. Tuy nhiên, tránh dùng đòn roi bởi sẽ có tác động ngược lại, thậm chí khiến trẻ dễ nổi nóng và tức giận hơn. 

Loại bỏ phiền nhiễu cho trẻ

Trẻ tăng động giảm chú ý rất khó tập chung, dù chỉ tiếng động nhỏ hoặc có người bước qua cũng khiến trẻ chú ý, phân tâm và quên mất việc bản thân đang làm. Do vậy, phụ huynh cần tạo không gian yên tĩnh, giúp trẻ dễ tập trung và chú ý hơn.

Loại bỏ phiền nhiễu cho trẻ 1

Trò chuyện mỗi ngày

Thường xuyên trò chuyện với trẻ mỗi ngày cũng là cách tốt nhất để trẻ gắn kết tình cảm với cha mẹ. Hãy tâm sự, hỏi han về những khó khăn trẻ gặp phải, từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp và xử lý đúng nhất.

Bổ sung Omega -3 cho trẻ

Theo các chuyên gia, trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý hoặc bị thiếu hụt Omega 3 nên bổ sung khoảng 1 – 2g Omega 3 dưới dạng DHA, EPA, ALA mỗi ngày thông qua một số loại thực phẩm như: Các loại cá nước lạnh (cá hồi, cá thu, cá cơm, cá ngừ,…); các loại hạt (hạt óc chó, hạt lanh)… Ngoài ra, phụ huynh có thể lựa chọn một số sản phẩm bổ trợ có chứa Omega 3, điển hình như Fitobimbi Omega Junior – Siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu giúp phát triển não bộ va thị lựchỗ trợ phát triển não bộ và thị giác cho trẻ. Đây là sản phẩm nhập khẩu nguyên chai từ Ý, có thành phần thiên nhiên, đã kiểm định chặt chẽ và chứng nhận an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Omega Junior giúp bổ sung các axit béo không no Omega 3, Omega 6 từ thực vật, mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường miễn dịch, phát triển não bộ và thị lực cho trẻ.  Đặc biệt, tỉ lệ Omega 6/ Omega 3 là 4/1 trong sản phẩm được coi là tỉ lệ vàng, tối ưu cho hoạt động chức năng của não, giúp trẻ tập trung và học tập hiệu quả nhất.

Bổ sung Omega -3 cho trẻ 1
Bổ sung Omega -3 cho trẻ

Tóm lại, để cải thiện tình trạng trẻ bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần kiên nhẫn. Đồng thời, tìm hiểu rõ biểu hiện cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị tăng động giảm chú ý. Để từ đó, có những biện pháp cải thiện hiệu quả, giúp trẻ phát triển và học tập tốt hơn.

Hãy gọi ngay tới số hotline 0976.807.722 để các chuyên gia tư vấn giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và chăm sóc trẻ tốt nhất!

Dạy Trẻ Chậm Nói Tại Nhà – 7 Phương Pháp Được Chuyên Gia Khuyến Khích Áp Dụng
THUỐC BỔ NÃO CHO TRẺ – CÓ PHẢI GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO SỰ PHÁT TRIỂN?