Tất cả các bậc cha mẹ khi nghe thấy bác sĩ chẩn đoán con mắc chứng tăng động đều vô cùng lo lắng, suy nghĩ đến sức khỏe và tương lai của con. Và điều quan trọng hơn cả, họ luôn băn khoăn không biết bệnh tăng động có chữa được không? Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về chứng bệnh phổ biến này.
Danh Mục
Bệnh tăng động ảnh hưởng đến trẻ như thế nào
Chứng tăng động hay tăng động giảm chú ý là một trong những chứng rối loạn phát triển ở trẻ. Đặc trưng của chứng bệnh này là trẻ hiếu động quá mức, khả năng tập trung và chú ý kém.
9 Phương Pháp Dạy Trẻ Kém Tập Trung “Bách Trúng Bách Thắng”
Chuyên Gia Hướng Dẫn Cách Giúp Trẻ Hiếu Động Bình Tâm
Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ sau này. Điển hình là khiến trẻ có xu hướng trở thành người nóng nảy, mất kiên nhẫn, ý thức kỷ luật kém, khó hòa nhập với cộng đồng, nên thường ít bạn bè…trong tương lai.
Vậy bệnh tăng động có chữa được không?
Là chứng rối loạn phát triển có liên quan đến hệ thần kinh não bộ. Tuy nhiên, so với những bệnh khác như tự kỷ, động kinh hoặc tâm thần phân liệt… thì mức độ nguy hiểm của chứng tăng động lại thấp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, chứng bệnh này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp kết hợp với sự kiên trì của cha mẹ. Hơn nữa, chứng tăng động ở trẻ thường có xu hướng giảm khi trẻ lớn lên.
Chính vì vậy, cha mẹ không nên lo lắng một cách thái quá ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như quá trình chăm sóc trẻ.
Tuy nhiên, nếu không được can thiệp sớm thì những ảnh hưởng của bệnh sẽ tác động tiêu cực đến quá trình hình thành tích cách, nhân phẩm của trẻ.
Đôi khi kết quả học tập của trẻ sẽ kém dần đi, công việc không được như ý muốn, trẻ thường xuyên mắc lỗi và thậm chí có hành vi vi phạm pháp luật.
Do vậy, việc chữa trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ vẫn luôn cần thiết để giảm thiểu những hệ quả không tốt cho trẻ sau này.
Điều trị chứng tăng động cho trẻ bằng cách nào?
Việc can thiệp điều trị sớm cho trẻ tăng động là rất cần thiết. Bởi càng điều trị sớm trẻ sẽ càng có cơ hội khỏi bệnh nhanh và hòa nhập với bạn bè, cuộc sống xung quanh. Vậy điều trị chứng tăng động cho trẻ bằng cách nào?
Liệu pháp giáo dục hành vi
Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) cần được đào tạo các kỹ năng xã hội và điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp. Một số trẻ ADHD cũng có thể mắc các bệnh lý khác như rối loạn lo âu hoặc trầm cảm. Với trường hợp này, cha mẹ nên cho trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn giải quyết chứng ADHD và các bệnh lý khác.
Dành tình yêu thương cho trẻ
Trẻ cần được cảm nhận tình yêu thương từ cha mẹ. Đừng quá tập trung đến những hành vi tiêu cực của trẻ, dẫn đến việc tức giận, nổi nóng với trẻ sẽ gây hại đến mối quan hệ của trẻ và bạn.
Hãy âu yếm trẻ bằng lời nói, một cái vỗ vai, một nụ cười hoặc một cái ôm để thể hiện sự quan tâm của bạn đối với trẻ. Đừng quên khen ngợi trẻ khi trẻ làm được một việc tốt gì đó nhé!
Giúp trẻ phát triển năng khiếu cá nhân
Trẻ ADHD thường có năng khiếu về nghệ thuật, học âm nhạc hoặc khiêu vũ, võ thuật. Cha mẹ hãy chọn hoạt động dựa trên sở thích và khả năng của trẻ. Tất cả trẻ em đều có năng khiếu và sở thích nhất định, cha mẹ có thể bồi dưỡng trẻ. Những hành động này giúp trẻ xây dựng được niềm đam mê và sở thích cá nhân.
Tránh những tình huống khó khăn
Cha mẹ cần cố gắng tránh những tình huống gây khó khăn cho trẻ. Chẳng hạn như bắt trẻ ngồi thuyết trình dài dòng hoặc mua sắm ở các trung tâm thương mại, cửa hàng nơi tràn ngập hàng hóa khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi…
Sử dụng thời gian chờ
Hãy bắt đầu với những kỷ luật vững chắc và đầy tình yêu thương nhằm khen thưởng hành vi tốt và ngăn ngừa hành vi tiêu cực của trẻ. Thời gian chờ phải tương đối ngắn nhưng cũng cần đủ lâu để trẻ lấy lại quyền kiểm soát.
Làm việc theo tổ chức
Giúp trẻ sắp xếp và duy trì việc ghi chép hoặc biểu đồ phân công hoạt động hàng ngày. Đừng quên đảm bảo cho trẻ có một nơi yên tĩnh để học tập. Cố gắng giữ cho trẻ có một môi trường sống ngăn nắp và gọn gàng.
Lập thời gian biểu
Trẻ ADHA rất có chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi. Sử dụng một cuốn lịch lớn để đánh dấu các hoạt động, nhất là các công việc hàng ngày đang diễn ra cho trẻ. Cảnh báo trẻ về sự thay đổi đột ngột từ hoạt động này sang hoạt động khác.
Khuyến khích trẻ giao tiếp xã hội
Giúp trẻ học các kỹ năng xã hội bằng cách làm mẫu, nhận biết hoặc khen thưởng những tương tác tích cực với bạn bè đồng trang lứa. Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để trẻ hòa nhập với cộng đồng hơn.
Áp dụng thói quen lối sống lành mạnh
Hãy đảm bảo rằng trẻ cần được nghỉ ngơi. Bạn cố giữ cho trẻ tinh thần thoải mái nhất vì mệt mỏi sẽ làm các triệu chứng của bệnh tăng động giảm trở nên trầm trọng hơn. Điều quan trọng là trẻ cần có chế độ ăn uống khoa học để có điều kiện phát triển khỏe mạnh.
Bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, thường xuyên tập thể dục có thể tác động tích cực đến hành vi của trẻ trong quá trình điều trị.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi bệnh tăng động có chữa khỏi không? Hy vọng với những thông tin này, cha mẹ sẽ bớt lo lắng và có phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ.
👉🏼👉🏼👉🏼 Xem thêm:
8 Cách Giúp Trẻ Tăng Động Cải Thiện Hành Vi
Bổ Sung Omega 3 Cho Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý Bố Mẹ Cần Biết